Câu 1
Câu 1 (trang 86 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống /.../: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
Phương pháp giải:
Cần nắm được nghĩa các từ và cụm từ sau:
Khiếm thị: mắt kém (khiếm là "thiếu" như trong khiếm nhã)
Chia tay nhau: ở đây hiểu là "li dị, li hôn"
Đi bước nữa: lấy chồng một lần nữa, sau khi chồng chết
Em dựa vào văn cảnh trong câu mà ước định để điền cho hợp lí
Lời giải chi tiết:
a) Đi nghỉ
b) Chia tay nhau
c) Khiếm thị
d) Có tuổi
e) Đi bước nữa
Câu 2
Câu 2 (trang 87 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Trong những cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh
a1) Anh phải hòa nhã với bạn bè !
a2) Anh nên hòa nha với bạn bè.
b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay !
b2) Anh không nên ở đây nữa.
c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng !
c2) Cấm hút thuốc trong phòng !
d1) Nói nói như thế là thiếu thiện chí !
d2) Nó nói như thế là ác ý !
e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.
e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
Lời giải chi tiết:
Câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:
a2, b2, c1, d1, e2
Câu 3
Câu 3 (trang 87 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói "Bài thơ của anh dở lắm" thì lại bảo "Bài thơ của anh chưa được hay lắm". Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
Lời giải chi tiết:
1. Anh lười học quá! - Anh học không được siêng lắm!
2. Hành động của anh xấu. - Hành dộng của anh không được đẹp
3. Con người anh nông cạn. - Con người anh chưa được sâu sắc lắm
4. Anh học còn kém lắm. - Anh cần phải cố gắng học hơn nữa
5. Lời nói của anh đầy ác ý. - Lời nói của anh thiếu thiện chí.
Câu 4
Câu 4 (trang 87 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Việc sử dụng lối nói giảm nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
Phương pháp giải:
Nói giảm nói tránh tức là đã không nói thật, là né tránh. Vậy, những lúc nào thì không nên tránh né, phải nói thật lòng mình, dù rằng có thể mất lòng người nghe?
Lời giải chi tiết:
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.
Chương 3. An toàn điện
Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam
PHẦN HAI. CƠ KHÍ
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA
Unit 5: I'm Meeting Friends Later.
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8