Câu 1
Câu 1 (trang 34 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài:
a. Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
b. Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
c. Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học
d. Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập
Lời giải chi tiết:
a) Giới thiệu một đồ dùng:
Mở bài: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất
Thân bài:
- Cấu tạo đồ dùng
- Đặc điểm của đồ dùng
- Lợi ích của đồ dùng đó
Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đồ dùng
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
Mở bài: giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào...)
Thân bài: lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.
Kết bài: vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
c) Giới thiệu một thế loại văn học
Mớ bài: Nêu định nghĩa chung về thế loại đó
Thân bài: Nêu các đặc điểm của thế loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)
Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế loại văn học đó.
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)
Nguyên vật liệu
Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự) .
Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.
Ví dụ dàn ý giới thiệu thế thơ lục bát
Mở bài: Lục bát là thế thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỷ XVIII với tác phấm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
Thân bài: Các đặc điểm của thể thơ lục bát.
- Số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát).
- Hiệp vần: vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu bát hiệp vần tiếng cuối câu lục tiếp theo.
- Phối điệu (luật bằng trắc):
+ Tiếng chẳn có qui định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc)
+ Trong câu bát, lây tiêng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh ch liêng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng: :hu 2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại)
- Nhịp: thường ngắt nhịp chẳn, mỗi nhịp 2 tiếng.
Kết bài: Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh tinh hoa, hồn vía người Việt, văn hóa Việt.
Câu 2
Câu 2 (trang 36 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
a. Giới thiệu về một đồ dùng học tập
b. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh của quê hương
c. Thuyết minh về một thể loại văn học
d. Thuyết minh về một loài hoa
e. Thuyết minh về một giống vật nuôi
f. Thuyết minh về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
Lời giải chi tiết:
a) Giới thiệu một đồ dùng:
Chiếc ấm pha trà của ông em cao khoảng 20 cm, được làm từ sứ màu trắng. Phía trên là nắp ấm hình tròn, có núm cầm nhỏ xíu. Phía dưới là thân ấm hình trụ có đáy, trên nền sứ tráng có điểm xuyết cành tre và vài chú chim chích bông xinh xắn. Một bên thân ấm là vòi ấm dài khoảng 7 cm, uốn cong, hướng lên trên.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em:
Đến thăm Hạ Long, du khách thường được thướng ngoạn nhiều cảnh đẹp: hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt hay vịnh Quả Đào. Trong số các hang động và hòn núi đẹp của Hạ Long phải nói tới hang Đầu Gỗ. Hang này cách Bãi Cháy 12 km. Trong hang có nhiều nhũ đá, măng đá và trụ đá với hình dáng và màu phong phú, đẹp. Đặc biệt, trong hang còn có nhừng vũng nước ngọt trong lành, mát mẻ.
c) Giới thiệu một thể loại văn học:
Lục bát là một thê thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thể thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại bằng, về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.
d) Giới thiệu một loài hoa:
Khi những cành đào ở Nhật Tân (Hà Nội) bắt đầu nở hoa báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến thì ở Huế, Đà Lạt và Sài Gòn nở rộ những cành mai vàng trang nhã. Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ, hoa có nhiều nhị. Người xưa quan niệm về hoa mai là biểu tượng cho sự thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn.
e) Giới thiệu một loài động vật
Chú thỏ con nhà tôi xinh thật là xinh. Chú có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền. Hai tai thỏ to như hai cái lá doi lúc nào cùng vểnh lên.
g) Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam:
Nghĩ đến người Việt Nam, chúng ta nhớ áo dài, bánh chưng... nhưng không thế không nhắc đến chiếc nón, dù hiện nay lớp thanh niên nam nữ dùng nhiều đến mũ. Nón có hình chóp, được làm từ lá cọ, dừa và các thanh tre được vuốt nhỏ, chuốt trơn, ở nước ta có một số vùng nổi tiếng làm nón mà khi đi du lịch người ta không thể không mua làm quà tặng người thân. Đó là Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông).
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 8
CHƯƠNG II. ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Chủ đề 2. Tôi yêu Việt Nam
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8