Câu 1
Câu 1 (trang 44 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).
Phương pháp giải:
Em hãy xem một số chú thích trong các văn bản đã được học ở phần Văn, sử dụng những hiểu biết của mình về từ ngữ địa phương, nêu lên ít nhất 10 ví dụ. Không được lấy lại từ địa phương trong bài học.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Câu 2 (trang 45 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và cho ví dụ.
Phương pháp giải:
Căn cứ vào mẫu và tìm càng nhiều càng tốt.
Mẫu:
- Xơi ngỗng: bị điểm 2.
- VD: Bài toán vừa kiểm tra, Minh lại xơi thêm một con ngỗng nữa.
Lời giải chi tiết:
- Một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác:
+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …
+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác).
Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.
Câu 3
Câu 3 (trang 46 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.
Phương pháp giải:
Em hãy xem lại phần ghi nhớ về việc sử dụng từ ngữ địa phương. Sau đó điền sự lựa chọn vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp nên sử dụng từ ngữ địa phương: a.
Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:
b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác
c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp
d, Khi làm bài tập làm văn
e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo
g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt
Câu 4
Câu 4 (trang 46 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.
Phương pháp giải:
Hãy xem một số bài ca dao, thơ trong chương trình, xem thêm các tập thơ, ca dao của các địa phương. Ghi vào vở các bài đáp ứng yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
(Ca dao)
Bầm ơi, có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
(Bầm ơi, Tố Hữu)
Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.
(Hò ba lí của Quảng Nam)
Câu 5
Câu 5 (trang 47 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn.
Lời giải chi tiết:
Các em xem lại bài tập làm văn của mình. Nếu không có lỗi lạm dụng từ địa phương thì không cần sửa. Nếu có, hãy sửa bằng cách thay bằng từ ngữ toàn dân.
Unit 11: Buy One, Get One Free!
Unit 12: Life on other planets
CHƯƠNG II. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
Chủ đề 4. Rèn luyện bản thân
Unit 2: Life in the Countryside
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8