Đề bài
Câu hỏi (trang 128 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng với đoạn văn của Nguyễn Thành Long vừa phân tích ở trên để rút ra những nhận xét về sự giống nhau khác nhau: Người kể ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a. Tên bài học này là “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”. Do đó, khi đọc đoạn trích này, em sơ bộ xác định người kể chuyện ở đây là ai, thuộc ngôi thứ mấy, đoạn trích này kể lại sự việc gì?
- Đây là đoạn văn trích trong một cuốn hồi ký của nhà văn Nguyên Hồng. Do đó, em dễ dàng xác định được người kể chuyện trong đoạn trích này. Vì là hồi ký, tự truyện nên người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm của nhân vật. Nhưng ngôi kể này cũng có hạn chế trong việc miêu tả bao quát đối tượng.
Lời giải chi tiết
a. Người kể chuyện trong đoạn văn là: là nhân vật - cậu bé
- Ưu điểm của ngôi kể này: người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn nhưng lại hạn chế hơn kể theo ngôi thứ ba trong việc kể lại các đối tượng khác.
- Hạn chế của ngôi kể này: giọng kể chủ yếu là của "tôi" cho nên dễ rơi vào đơn điệu, không tạo ra được sự linh hoạt, đa dạng trong giọng kể như truyện kể theo ngôi thứ ba
b. Người kể em lựa chọn là: cô kĩ sư
- Đoạn văn được viết lại:
Và thế là chỉ còn năm phút nữa. Bác hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên đi ra chỗ bác.
- Ô! Cô quên chiếc mùi xoa đây này!
Anh thanh niên vừa vào kêu lên, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cả; giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Cái món quà mà tôi cho là một chút cỏn con, dịu dàng nhưng... Tôi cúi đầu ngượng ngùng không nhìn thẳng vào anh nhận lại chiếc khăn và quay đi. Bác hoạ sĩ và anh lưu luyến rồi hẹn ngày gặp lại. Còn tôi - tôi chìa tay cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay. Tôi nhìn anh, cái nhìn như mãi mãi không bao giờ gặp lại.
- Chào anh.
Tôi không biết cảm giác lúc đó là gì nữa. Điều cuối cùng anh dành sự quan tâm cho moi người đó là anh ấn cái làn vào tay bác hoạ sĩ rồi nói là để cho mọi người ăn trưa. Chúng tôi ra về, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực làm cho bó hoa càng rực thêm làm cho tôi cảm thấy mình rực rỡ theo.
Chuyến đi này là một chuyến đi thật khó quên trong đời tôi. Tôi đã gặp được những con người thật đẹp, thật cao cả. Họ làm cho tôi thấy yêu đời hơn, thấy tự tin với công việc của mình hơn và anh thanh niên để lại ấn tượng sâu đậm về một thế hệ trẻ như tôi - anh đã cống hiến hết mình cho phong trào ba sẵn sàng. Anh sống bên cái vẻ bề ngoài "lặng lẽ" nhưng bên trong thì rạo rực của vùng đất dấu yêu, thơ mộng này.
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 2
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA 9 TẬP 2
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Tải 10 đề thi học kì 2 Văn 9