Câu 1
Câu 1 (trang 40 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
Lời giải chi tiết:
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi, sương chùng chình qua ngõ
- Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng bâng khuâng thể hiện qua các từ bỗng, hình như,...
Câu 2
Câu 2 (trang 40 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng...)
Lời giải chi tiết:
- Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
+ Bất chợt nghe mùi thơm của ổi đang vào độ chín phả vào ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh.
+ Nơi đường thôn ngõ xóm, sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm
+ Dòng sông thanh thản trôi êm dịu và những cánh chim bắt đầu vội vã như chuẩn bị cho chuyến thiên di tránh rét
+ Đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu thể hiện thật sinh động cảm giác giao mùa
+ Nắng vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa.
- Sự tinh tế của tác giả thể hiện trong những từ ngừ đầy gợi cảm: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 41 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Lời giải chi tiết:
- Nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh và câu thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
=> Đám mây như một chiếc cầu nối liền giữa hai mùa thu và hạ. Hàm chứa trong đó biết bao sự bịn rịn, lưu luyến của cảnh, của tình, đám mây mang đầy tâm trạng của thi nhân.
- Hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đứng tuổi.
=> Sấm tượng trưng cho những gì bất thường, dữ dội trong cuộc sống; hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, điềm đạm, chín chắn trưởng thành hơn trước những bão tố của cuộc đời.
Luyện tập
Luyện tập (trang 41 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.
Lời giải chi tiết:
Nếu như mùa xuân gợi nhắc đến sự sinh sôi của thiên nhiên, mùa hè chở ánh nắng về qua khắp tán phượng vĩ, mùa đông gợi lên cảm giác ấm cúng trong những gian nhà nhỏ thì mùa thu lại mang cảm giác dịu hiền. Nắng mùa thu nhẹ nhàng mơn man từng ngõ nhỏ miền Bắc, thời tiết cũng chỉ vừa se lạnh để con người cần một chút ấm áp. Có lẽ nó là một mùa đặc biệt, nên tác giả Hữu Thỉnh đã dùng hết giác quan để cảm nhận nó. Ông dùng khứu giác để cảm nhận hương vị của trái cây mùa thu, dùng xúc giác để cảm nhận những cơn gió se lạnh khe khẽ lướt qua làn da, dùng thị giác để chiêm ngưỡng những làn sương mỏng, đang thong dong giữa những ngõ nhỏ. “Bỗng”, ông giật mình, cảm nhận được thời khắc giao mùa đã đến. Đó là quy luật của bốn mùa, cũng như quy luật của đời người. Trời sang thu người sang tuổi.
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
Bài 19
Tổng hợp 100 đề thi vào 10 môn Văn
Bài 20. Vùng đồng bằng sông Hồng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9