2. Tổng kết về ngữ pháp

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
A -
Phần I
Phần II
B - CỤM TỪ

Giải phần A, B Tổng kết về ngữ pháp trang 84 VBT Ngữ văn 9 tập 2.

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
A -
Phần I
Phần II
B - CỤM TỪ

A -

TỪ LOẠI

Phần I

DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ

Câu 1 (trang 84 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Trong số các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?

a) Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

b) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

(Kim Lân, Làng)

c) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.

(Kim Lân, Làng)

d) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Trả lời: 

Các danh từ: lần (a), lãng (b), làng (c) ;

Các động từ: đọc (a), nghĩ ngợi (b), phục dịch, đập (c);

Các tính từ: hay (a), đột ngột (d), phải, sung sướng (e).

 

Câu 2 (trang 84 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào.

Trả lời:

Gợi ý: Từ kết quả BT1, HS tự thêm.

- Các từ nhóm (b) là các phó từ có thể kết hợp với các động từ.

Ví dụ: hãy đọc, hãy đập...

- Các từ nhóm (c) là các phó từ có thể kết hợp với các tính từ.

Ví dụ: rất hay, rất dột ngột...

Câu 3 (trang 85 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và bài tập 2, hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ đứng sau các từ nào và tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ nêu trên.

Trả lời:

- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một, ...

- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa, ...

- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá, ...

Câu 4 (trang 85 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Kẻ bảng theo mẫu cho dưới đây và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột trống.

Trả lời: 

Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của các danh từ, động từ, tính từ

Ý nghĩa khái quát của từ loại

Khả năng kết hợp

Kết hợp vế phía trước

Từ loại

Kết hợp vế phía sau

Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)

Những, các, một, hai, ba, nhiều…

Danh từ

Này, nọ, kai, ấy… các từ chỉ đặc điểm, tính chất mà danh từ biểu thị

Chỉ hoạt động, trạng thái sự vật

Hãy, dừng, không, chưa, đã, vừa, sẽ, đang, cũng, vẫn…

Động từ

Được, ngay, các từ ngữ bổ sung chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian

Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, của trạng thái

Rất, hơi, quá, lắm, cực kì, vẫn, còn, dang…

Tính từ

Quá, lắm, cực kì… các từ ngữ chỉ sự so sánh, phạm vi

Câu 5 (trang 86 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?

Trả lời:

a) tròn: vốn là tính từ, ớ đây được dùng như động từ (chí hoạt động).

b) lí tưởng: vốn là danh từ, ớ đây được dùng như tính từ.

b) băn khoăn: vốn là tính từ, ớ đây được dùng như danh từ (kết hợp với những)

Phần II

CÁC TỪ LOẠI KHÁC

Câu 1 (trang 86 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Hãy xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp (theo bảng mẫu) ở dưới.

Trả lời:

Bảng tổng kết về các từ loại khác

(Ngoài ba từ loại chính)

Câu 2 (trang 87 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào.

Trả lời: 

Các từ chuyên dùng để cấu tạo nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,... Đó là các tình thái từ.

B - CỤM TỪ

Câu 1 (trang 87 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.

Trả lời: 

Phần trung tâm được in đậm:

a) tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó (dấu hiệu: những - lượng từ); một nhân cách rất Việt Nam (dấu hiệu: một - lượng từ); một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông... (dấu hiệu: một - lượng từ)

b) những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng (dấu hiệu: những - lượng từ).

c) tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy (dấu hiệu: có thể thêm những vào trước).

Câu 2 (trang 88 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.

Trả lời:

Phần trung tâm được in đậm:

a) đã đến gần anh (dấu hiệu: đã - phó từ); sẽ chạy xô vào lòng anh (dấu hiệu: sẽ - phó từ); sẽ ôm chặt lấy cổ anh (dấu hiệu: sẽ - phó từ).

b) vừa lên cải chính (dấu hiệu: vừa - phó từ).

Câu 3 (trang 89 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.

Trả lời:

Phần trung tâm được tin đậm

a) rất Việt Nam: rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.

b) sẽ không êm ả.

c) phức tạp hơn; cũng phong phú và sâu sắc hơn.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved