1. Hoạt động 1. Nghề ở địa phương

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Xác định nghề ở địa phương
Câu 2
Đặc điểm một số nghề ở địa phương
Câu 2
Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương
Câu 2
Hùng biện: “Nếu em là lãnh đạo địa phương”
Câu 2

 

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Xác định nghề ở địa phương
Câu 2
Đặc điểm một số nghề ở địa phương
Câu 2
Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương
Câu 2
Hùng biện: “Nếu em là lãnh đạo địa phương”
Câu 2

Xác định nghề ở địa phương

Câu 1: Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương.

Phương pháp giải:

Đưa ra trò chơi đoán tên: bằng câu đố mẹo, đố vui, chơi chữ về một số nghề ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

+ Trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương:

1.Ai người đo vải

Rồi lại cắt may

Áo quần mới, đẹp

Nhờ bàn tay ai?

Trả lời: Thợ may

2. Nghề gì chân lấm tay bùn

Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

Trả lời: Nghề nông

3. Chú mặc áo vàng

Đứng ở ngã ba

Trên mọi đường phố

Chỉ lối xe đi

Nghề gì thế nhỉ?

Trả lời: Cảnh sát giao thông

Câu 2

Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.

Phương pháp giải:

Tập hợp tên các nghề thành danh sách và sắp xếp theo nhóm:

+ Nhóm các nghề sản xuất, chế biến gồm những nghề gì?

+ Nhóm các nghề kinh doanh – quản lý gồm những gì?

Lời giải chi tiết:

+ Nhóm các nghề sản xuất, chế biến: thợ may, công nhân nhà máy sữa, nông dân, …

+ Nhóm nghề kinh doanh – quản lý: buôn bán lương thực thực phẩm, bán các sản phẩm nông – lâm – thủy hải sản,…

Đặc điểm một số nghề ở địa phương

Câu 1: Chọn một nghề cụ thể trong danh sách nghề ở địa phương đã lập để tìm hiểu đặc điểm thông quan bản mô tả nghề nghiệp.

Phương pháp giải:

+ Tên nghề là gì?

+ Công việc đặc trưng là gì?

+ Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu?

+ Trang thiết bị, dụng cụ lao động là gì?

+ Ghi chú công việc như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Bản mô tả nghề

Tên nghề: Luật sư

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Ghi chú

Giải quyết các tranh chấp: nhà đất, hôn nhân; tư vấn pháp luật

Từ thứ hai đến thứ bảy, giờ hành chính

Văn phòng luật sư

 

Máy tính, máy in, điện thoại, giấy tờCó kiến thức luật vững vàng, xử lí các tình huống linh hoạt, thấu tình đạt lý

 

Câu 2

Chia sẻ và nhận xét về cách bản mô tả nghề nghiệp.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về cách bản mô tả nghề nghiệp: rõ ràng, dễ hiểu, dễ hình dung, dễ nhận biết.

Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương

Câu 1: Lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề.

Phương pháp giải:

+ Nghề đó là nghề gì?

+ Các nguy hiểm có thể xảy ra như nào?

+ Làm thế nào để giữ an toàn trong quá trình làm việc?

Lời giải chi tiết:

+ Nghề thợ xây

+ Các nguy hiểm có thể xảy ra: bị ngã giàn giáo, bị rách, tay chân

+ Cách giữ an toàn: trang bị các đồ bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, các dụng cụ y tế cần thiết, dây cuốn chắc chắn…

Câu 2

Đề xuất cách thức em sẽ áp dụng để giữ an toàn cho mình và mọi người.

Lời giải chi tiết:

Tên nghề

Nguy hiểm có thể gặp phải

Cách giữ an toàn khi lao động

Cảnh sát hình sự

- Bị tội phạm đả thương

- Bị theo dõi, bị đánh lén

 

- Rèn luyện khả năng ứng biến và xử lý tình huống nhanh, linh hoạt

- Luyện võ

 

Thợ lặn

- Chuột rút

- Đuối nước

 

- Kiểm tra kĩ thiết bị bảo hộ trước khi xuống nước.

- Học cách mát xa, xử lý tình huống bị chuột rút khi đang làm việc

 

Hùng biện: “Nếu em là lãnh đạo địa phương”

Câu 1: Hùng biện theo nhóm về chủ đề:

Lời giải chi tiết:

Nếu là lãnh đạo địa phương, những điều em sẽ làm để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là:

+ Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương.

+ Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mỹ nghệ,...

+ Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp.

Câu 2

Chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện.

Phương pháp giải:

Sau khi nghe các bài hùng biện em có cảm xúc, suy nghĩ, rút ra bài học gì cho mình?

Lời giải chi tiết:

Các bài hùng biện thật sự rất ý nghĩa đối với em, em cảm thấy mình rất may mắn khi được nghe các bài hùng biện đó. Bài hùng biện ấy cũng mang đến cho em nhiều bài học như bài học về nghề nghiệp, cách ứng xử trong các tình huống khác nhau.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved