Chuyên đề 3. Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử

3. III. Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
? mục III.1
? mục III.2.b
? mục III.3.b
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
? mục III.1
? mục III.2.b
? mục III.3.b

? mục III.1

Trả lời câu hỏi mục III.1 trang 56 sách Chuyên đề lịch sử 10

Nêu điểm chung về bối cảnh ra đời và phân tích một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam. Lấy ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.1 trang 56 sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

Điểm quan trọng, chung nhất của các bản hiến pháp nước ta về bối cảnh ra đời là: đều được ban hành khi Nhà nước mới được thành lập hoặc có những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa. 

Ví dụ: 

- Hiến pháp năm 1946 được ban hành khi nước ta vừa giành được nền độc lập, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến. Vì thế, cần có một văn bản pháp luật có giá trị cao để ghi nhận, quy định những chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

- Hiến pháp năm 1992, ra đời khi Việt Nam vừa trải qua thời kì khủng hoảng và bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước.

- Hiến pháp năm 2013 được ban hành để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cần có những chính sách quan trọng để đất nước phát triển trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. 

? mục III.2.b

Trả lời câu hỏi mục III.2.b trang 56 sách Chuyên đề lịch sử 10

Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục III.2.a sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

- Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tựu do.

- Quy định chính thể của Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa.

- Quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân

- Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước. 

? mục III.3.b

Trả lời câu hỏi mục III.3.b trang 60 sách Chuyên đề lịch sử 10

Nêu và phân tích những điểm mới của Hiến pháp năm 2013

Lời giải chi tiết:

Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới và tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp.

- Điểm mới về tổ chức nhà nước:

+ Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp

+ Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương

+ Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận

- Những điểm tiến bộ về tư tưởng dân chủ:

+ Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Hiến pháp năm 1993 chỉ ghi nhận hình thức dân chủ đại diện)

+ Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân

+ Quy định về thực hiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân.

- Tiến bộ về kĩ thuật lập hiến:

+ Bố cục gọn (11 chương và 120 điều), vị trí các chương được sắp xếp hợp lí hơn.

+ Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí.

+ Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế. 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved