I. Khái quát chung
a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
- Giáp:Vùng Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,vùng Đông Nam Bộ và biển Đông.
- Có nhiều đảo và quần đảo trong đó có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
-> Ý nghĩa: Là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông nơi có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, g̣ò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
- Đất nông nghiệp thích hợp trồng lúa, ngô, khoai, sắn cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường, vùng đồi núi chăn nuôi gia súc lớn như ḅò đàn.
- Khí hậu: mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khoáng sản chính là cát thạch anh, titan, vàng đá quí, đá xây dựng.
- Rừng có đặc sản quí như quế, trầm hương, sâm quy…
=> Đánh giá:
+ Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển, khoáng sản.
+ Khó khăn: nhiều thiên tai.
c. Đặc điểm dân cư và xã hội
- Vùng g̣ò đồi phía tây: nơi cư trú các dân tộc ít người.
- Vùng duyên hải phía đông: dân tộc Kinh.
- Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá-lịch sử. Trong đó phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới.
=> Đánh giá:
+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, nhiều điạ điểm du lịch hấp dẫn.
+ Khó khăn: Đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.
Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Unit 9: Deserts - Sa Mạc
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 12
Địa lí địa phương
CHƯƠNG I. ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN