I - CƠ NĂNG LÀ GÌ?
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
- Đơn vị của cơ năng là Jun (J)
II - THẾ NĂNG
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. (thường chọn mặt đất làm mốc).
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
+ Ta có thể không lấy mặt đất mà lấy một vị trí khác làm mốc để tính độ cao. Vậy thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
+ Thế năng hấp dẫn của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Vật có khối lượng càng lớn thì thế năng càng lớn.
III - ĐỘNG NĂNG
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng 0.
+ Thế năng và động năng là 2 dạng của cơ năng.
+ Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng.
+ Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.
Sơ đồ tư duy về cơ năng
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 1
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Hóa học 8
Tải 10 đề thi học kì 2 Văn 8
Bài 24. Vùng biển Việt Nam
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918