Địa lí các ngành kinh tế. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Lý thuyết đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

1. Nền nông nghiệp nhiệt đới

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

* Thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng, cho phép:

+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp.

+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.

- Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng:

+ Đồng bằng: phát triển cây lương thực, chăn nuôi, thủy sản.

+ Trung du, miền núi: phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, hình thành các mô hình nông - lâm kết hợp.

* Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…

=> Tăng thêm tính bấp bênh vốn có của ngành nông nghiệp; đòi hỏi phải phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh với cây trồng, vật nuôi.

b. Nước ta khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.

- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi, sử dụng các giống mới ngắn ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa thiên tai.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.

 

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

Mục đích

Tự cấp tự túc. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.

Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường, năng suất, lao động, lợi nhuận.

Quy mô

Nhỏ

Lớn

Trang thiết bị

Công cụ thủ công.

Sử dụng nhiều máy móc hiện đại.

Hướng chuyên môn hóa

Sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh.

Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông - công nghiệp.

Hiệu quả

Năng suất lao động thấp.

Năng suất lao động cao.

Phân bố

Những vùng sản xuất nông nghiệp có điều kiện còn khó khăn.

Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố.

3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét

a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn

- Theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông-lâm –ngư nghiệp, nhưng xu hướng chung là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.

b) Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế

- Các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp và thủy sản.

- Các hợp tác xã nông  -lâm nghiệp và thủy sản.

- Kinh tế hộ gia đình.

- Kinh tế trang trại.

c) Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất dàng hóa và đa dạng hóa

- Sản xuất hàng hóa biểu hiện:

+ Sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp.

+ Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện ở:

+ Thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu.

+ Các sản phẩm chính trong nông – lâm – thuỷ sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved