Lý thuyết Hệ thức lượng trong tam giác

Nhắc lại hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Cho tam giác ABCABC vuông góc tại đỉnh A (A^=90°), ta có:

1. b2=ab′;c2=a.c′

2. Định lý Pitago : a2=b2+c2

3. a.h=b.c

4. h2=b′.c′

5. 1h2=1b2+1c2

 

1. Định lý cosin

Định lí: Trong một tam giác bất kì, bình phương một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại trừ đi hai lần tích của hai cạnh đó nhân với cosin của góc xen giữa chúng.

Ta có các hệ thức sau:  

a2=b2+c2-2bc.cosA (1) b2=a2+c2-2ac.cosB (2) c2=a2+b2-2ab.cosC (3)

Hệ quả của định lí cosin:

cosA = b2+c2-a22bc cosB = a2+c2-b22ac cosC = a2+b2-c22ab

Áp dụng: Tính độ dài đường trung tuyến của tam giác:

Cho tam giác ABCABC có các cạnh BC=a, CA=b và AB=c. Gọi ma; mb và mc là độ dài các đường trung tuyến lần lượt vẽ từ các đỉnh A,B,C của tam giác. Ta có

ma2=2.b2+c2-a24 mb2=2.a2+c2-b24 mc2=2.a2+b2-c24

2. Định lí sin

Định lí: Trong tam giác ABC bất kỳ, tỉ số giữa một cạnh và sin của góc đối diện với cạnh đó bằng đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác, nghĩa là

asinA=bsinB=csinC=2R

với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác 

Công thức tính diện tích tam giác

Diện tích S của tam giác ABC được tính theo một trong các công thức sau

S= 12ab.sinC=12bc.sinA=12ca.sinB(1) S=abc4R (2) S= pr (3) S= p(p-a)(p-b)(p-c) (công thc hêrông) (4)

Trong đó: BC=a,CA=b và AB=c; R,r là bán kính đường tròn ngoại tiếp, bán kính đường tròn nội tiếp và S là diện tích tam giác đó.

3. Giải tam giác và ứng dụng vào việc đo đạc

Giải tam giác : Giải tam giác là đi tìm các yếu tố (góc, cạnh) chưa biết của tam giác khi đã biết một số yếu tố của tam giác đó.

Muốn giải tam giác ta cần tìm mối liên hệ giữa các góc, cạnh đã cho với các góc, các cạnh chưa biết của tam giác thông qua các hệ thức đã được nêu trong định lí cosin, định lí sin và các công thức tính diện tích tam giác.

Các bài toán về giải tam giác: Có 3 bài toán cơ bản về gỉải tam giác:

a) Giải tam giác khi biết một cạnh và hai góc.

=> Dùng định lí sin để tính cạnh còn lại.

b) Giải tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa

=> Dùng định lí cosin để tính cạnh thứ ba. 

Sau đó dùng hệ quả của định lí cosin để tính góc.

c) Giải tam giác khi biết ba cạnh

Đối với bài toán này ta sử dụng hệ quả của định lí cosin để tính góc: 

    cosA = b2+c2-a22bc  cosB = a2+c2-b22ac  cosC = a2+b2-c22ab

Chú ý: 

1. Cần lưu ý là một tam giác giải được khi ta biết 3 yếu tố của nó, trong đó phải có ít nhất một yếu tố độ dài (tức là yếu tố góc không được quá 2)

2. Việc giải tam giác được sử dụng vào các bài toán thực tế, nhất là các bài toán đo đạc.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi