Bài 14. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Bài 15. Đời sống của người việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
Bài 16. Chính sách cai trị của phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của việt nam thời kì Bắc thuộc
Bài 17. Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
Bài 18. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Bài 19. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 20. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 21. Vương quốc Phù Nam
I. Lịch sử và môn Lịch sử
- Mọi sự vật xung quang chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng vậy. Sự thay đổi đó chính là lịch sử.
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
II. Vì sao phải học Lịch sử
- Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
- Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho con người trong quá khứ để lại.
III. Khám phá từ các nguồn sử liệu
Tư liệu gốc
Khái niệm: Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
Đặc điểm: Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Hình 1.4. Bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-12-1946
Tư liệu truyền miệng
Khái niệm: Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Đặc điểm: Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm. Nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
Tư liệu chữ viết
- Khái niệm: Những bản ghi chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết.
- Đặc điểm: Các nguồn tư liệu này kể lại cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
Tư liệu hiện vật
-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.
ND chính
ND chính: - Khái niệm lịch sử và môn lịch sử - Lý do tại sao nên học lịch sử - Khái niệm, đặc điểm của các loại tư liệu lịch sử. |
Sơ đồ tư duy Lịch sử là gì
Chủ đề 3. XÂY DỰNG TÌNH BẠN, TÌNH THẦY TRÒ
Unit 10. Cities around the World
BÀI 5: TỰ LẬP
Đề thi giữa kì 1
Cumulative review
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6