Bài 1. Mở đầu về phương trình
Bài 2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài 3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Bài 4. Phương trình tích
Bài 5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp)
Ôn tập chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn
1. Các kiến thức cần nhớ
Phương trình
a) Định nghĩa:
Đẳng thức $A(x) = B(x)$, trong đó $A(x)$ và $B(x)$ là hai biểu thức của cùng một biến $x$ gọi là phương trình ẩn $x$.
Ví dụ: \(3x - 1 = 2x + 3\); \(3x = 5\) là các phương trình ẩn \(x\) .
b) Nghiệm của phương trình
Giá trị ${x_0}$ của ẩn $x$ thỏa mãn $A({x_0}) = B({x_0})$ được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right).\)
Ví dụ: $x = 2$ là nghiệm của phương trình \(2x = x + 2\) vì thay \(x=2\) vào phương trình, ta được \(2.2 = 2+2\) (đúng).
Chú ý:
+ Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, cũng có thể vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.
+ Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình đó.
c) Giải phương trình
Giải phương trình là tìm tập nghiệm của phương trình.
Ví dụ: Giải phương trình: \(3x+6=0\)
Ta có: \(3x+6=0\) \( \Leftrightarrow 3x = - 6 \Leftrightarrow x = - 2\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ { - 2} \right\}\)
d) Hai phương trình tương đương
Hai phươngtrình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương.
Ví dụ: Phương trình \(3x+6=0\) và phương trình \(x+2=0\) là hai phương trình tương đương vì chúng cùng có tập nghiệm \(S = \left\{ { - 2} \right\}\)
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Xét xem \(x = {x_0}\) có là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) hay không?
Phương pháp:
Ta sử dụng: Giá trị ${x_0}$ là nghiệm của phương trình $A(x) = B(x)$ khi \(A\left( {{x_0}} \right) = B\left( {{x_0}} \right)\) .
Dạng 2: Giải phương trình, tìm tập nghiệm của phương trình.
Phương pháp:
Giải phương trình là tìm tập nghiệm của phương trình đó nên ta thực hiện các phép toán tìm $x$ đã học để giải phương trình.
Dạng 3: Xét sự tương đương của các phương trình cho trước
Phương pháp:
Bước 1: Tìm tập nghiệm của mỗi phương trình
Bước 2: Nếu các tập nghiệm giống nhau thì hai phương trình tương đương, nếu không giống nhau thì hai phương trình không tương đương. Hoặc chỉ ra một giá trị của ẩn là nghiệm của phương trình này nhưng không là nghiệm của phương trình kia thì hai phương trình đã cho không tương đương.
Văn thuyết minh
Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Chương 2: Phản ứng hóa học
CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8