I. Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
- Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
- Dãy hoạt động hóa học
$K$, $Na$, $Ba$, $Ca$, $Mg$, $Al$, $Zn$, $Fe$, $Ni$, $Sn$, $H$, $Cu$, $Hg$, $Ag$, $Pt$, $Au$.
- Điều kiện: kim loại đứng trước $H$ trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Thí dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
- Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
Thí dụ:
Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối
Thí dụ:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O
II. Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:
+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…
Sơ đồ tư duy: Tính chất hóa học của axit.
+ Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S
CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Bài 24
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau