I - Axit
1. Khái niệm
- Ba axit mà em biết: HCl, H2SO4, H2CO3
- Nhận xét thành phần phân tử các axit: đều có 1 hay nhiều nguyên tử H
Kết luận: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2. Công thức hóa học
Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
3. Phân loại
Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia thành 2 loại: Axit không có oxi (HCl, H2S,...) và axit có oxi (H2SO4, HNO3, H3PO4, H2SO3,...)
4. Tên gọi
a) Axit không có oxi: axit + tên phi kim + hiđric
Thí dụ: HCl: axit clohiđric; H2S: axit sunfuhiđric
Gốc axit tương ứng: - Cl: clorua; =S: sunfua
b) Axit có oxi:
* Axit có nhiều nguyên tử oxi: axit + tên của phi kim + ic
Thí dụ:
HNO3: axit nitric; H2SO4: axit sunfuric; H3PO4: axit photphoric
Gốc axit tương ứng: -NO3: nitrat; =SO4: sunfat; ≡PO4: photphat
* Axit có ít nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ơ
Thí dụ: H2SO3: axit sunfurơ; =SO3: sunfit
II. Bazơ
1. Khái niệm
- Ba bazơ mà em biết: NaOH; Ca(OH)2; Cu(OH)2
- Nhận xét thành phần phân tử các bazơ: đều chứa 1 hay nhiều nhóm OH
Kết luận: Phân tử bazơ có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
2. Công thức hóa học
Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại M và một hay nhiều nhóm hiđroxit –OH.
3. Tên gọi
Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
Thí dụ: NaOH: Natri hiđroxit
KOH: Kali hiđroxit
Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
4. Phân loại
Các bazơ được chia thành 2 loại tùy theo tính tan của chúng trong nước:
a) Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm
Thí dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
b) Bazơ không tan trong nước
Thí dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3
III – Muối
1. Khái niệm
- Các muối thường gặp: NaCl, CuSO4, NaNO3, NaHCO3
- Nhận xét thành phần phân tử của muối: có nguyên tử kim loại và gốc axit
Kết luận: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
2. Công thức hóa học
Công thức hóa học của muối gồm kim loại và gốc axit
Thí dụ: Na2CO3; NaHCO3
Gốc axit tương ứng là =CO3 và –HCO3
3. Tên gọi
Muối: tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
Thí dụ:
Na2SO4: Natri sunfat
Na2SO3: Natri sunfit
ZnCl2: Kẽm clorua
Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat
4. Phân loại
Theo thành phần, muối được chia ra hai loại:
a) Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
Thí dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3
b) Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Thí dụ: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2
Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Unit 6: Folk Tales
Bài 29
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA