Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Nêu cảm nhận về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Dàn ý
Bài mẫu 1
Bài mẫu 2
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Dàn ý
Bài mẫu 1
Bài mẫu 2

Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường và bài học về thái độ kiên định của con người trong cuộc sống

B. Thân bài

1. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

Câu chuyện kể về một anh nông dân vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng tất cả số cày to nhỏ lớn bé đều không bán được phải đem bỏ hết số gỗ hỏng, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.

2. Bài học mà câu chuyện mang lại

- Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

- Đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

3. Chứng minh

- Trong cuộc sống, ai cũng có những công việc, những dự định riêng của chính mình.

- Quan điểm của mỗi người khác nhau vì thế cái nhìn của mỗi người trước sự việc cũng không giống nhau.

- Lòng tốt của mọi người là đáng quý nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp, vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình.

- Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.

- Một khi ta đã có và giữ vững được chính kiến của mình thì ta sẽ cảm thấy tự tin và quyết tâm hơn để thực hiện dự định mình đã đề ra.

- Chỉ cần ta giữ vững được lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh ta chắc chắn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng.

4. Phản đề

- Phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến

- Cần phân biệt: Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

C. Kết bài

- Khẳng định lại bài học sâu sắc mà câu chuyện mang lại

Bài mẫu 1

      Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là câu chuyện ý nghĩa nêu lên bài học về thái độ kiên định của con người trong cuộc sống.

       Câu chuyện kể về một anh nông dân vì không có chính kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì cũng làm theo, cuối cùng tất cả số cày đó không ai mua và bao nhiêu gỗ hỏng phải bỏ đi hết, vốn liếng thì đi đời nhà ma sạch. Vừa mất thời gian vừa phí công sức lại còn bị thiên hạ chê cười. Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính minh. Đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

       Trong cuộc sống, ai cũng có những công việc, những dự định riêng của chính mình. Quan điểm của mỗi người khác nhau vì thế cái nhìn của mỗi người trước sự việc cũng không giống nhau. Lòng tốt của mọi người là đáng quý nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp, vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân. Một khi ta đã có và giữ vững được chính kiến của mình thì ta sẽ cảm thấy tự tin và quyết tâm hơn để thực hiện dự định mình đã đề ra. Chỉ cần ta giữ vững được lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh ta chắc chắn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng.

      Chúng ta cần phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến. Bên cạnh đó, vẫn có những người kiên định với quan điểm của bản thân, không để bản thân dễ dàng nghe theo lời của người khác. Tuy nhiên, cần phân biệt được giữ vững quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội đến sự thất bại.

      Như vậy, truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là câu chuyện ý nghĩa nêu lên bài học về thái độ kiên định của con người trong cuộc sống.

Bài mẫu 2

      Mỗi người là một thành viên của Xã hội. Những tác động khách quan nhiều khi khiến người ta chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí. Để khuyên chúng ta về vấn đề này, ông cha ta đã sáng tạo truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

      Câu chuyện nói về một anh chàng ngồi đẽo cày bên đường, mỗi người đi qua đều góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, kết quả bị hỏng cày không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Đẽo cày theo ý người ta sẽ thành khúc gỗ chả ra việc gì. Thông qua câu chuyện ông cha ta đã khuyên hay giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu cho mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Tư tưởng qua câu chuyện ngụ ngôn trên là hoàn toàn đúng đắn bởi quá trình để hướng tới thành công ta phải chịu tác động của cá yếu tố chủ quan nhưng nhiều khi tác động bởi các yếu tố khách quan, phải kiên định mới đến đích. Nếu bền chí, kiên định, có nghị lực chịu gian khổ, vượt qua khó khăn, luôn luôn sáng tạo thì cuộc sống trở lên tốt đẹp, đó là biểu hiện đầu tiên quyết định thành công. Tuy nhiên những tác động của bên ngoài là rất lớn. Nó có thể làm lung lay, mài mòn nghị lực của ta. Vậy trước những tác động đó ta phải làm gì, ta phải phân biệt được lời khuyên đó là đúng hay sai, có phù hợp với tư tưởng quan điểm của ta hay không?

       Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Chúng ta hãy học tập lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, ở bạn bè, thầy cô, ở những người thân trong gia đình ngay từ những việc làm, những tư tưởng tưởng như đơn giản nhất nhưng lại cần thiết cho tương lai. Ví dụ: chúng ta lựa sức mình chọn trường thì không được gió chiều nào xoay chiều ấy rồi sẽ đi đến thất bại như anh chàng trong câu chuyện Đẽo cày giữa đường.

       Như vậy chỉ với một câu chuyện ngụ ngôn ngắn Đẽo cày giữa đường đã đem đến bài học sâu sắc, quý giá cho chúng ta, phải biết giữ vững quan điểm lập trường, ý kiến mới thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng đừng bảo thủ mà hãy sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái đúng phù hợp cho cuộc sống.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved