1
Trao đổi về cách thương thuyết
Phương pháp giải: Tìm hiểu và thảo luận về những cách thương quyết về một số vấn đề trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
- Xác định mục tiêu cần thương thuyết
- Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để giải thích cho lựa chọn của mình.
- Kết luận và khẳng định ý kiến đồng thuận giữa 2 bên
- Khi thương thuyết cần:
+ Chú ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
+ Từ tốn và có thái độ chân thành.
2
Đóng vai để thương thuyết trong tình huống sau:
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, đóng vai để xử lí các tình huống thực tế.
Lời giải chi tiết:
- HS chia thành 2 nhóm
- Mỗi nhóm trình bày quan điểm riêng của nhóm mình về việc lựa chọn: quần áo, giày và các phụ kiện.
- Hai nhóm thống nhất:
+ Lựa chọn các ý kiến giống nhau sẽ không bàn đến.
+ Với các ý kiến trái chiều thì các nhóm lần lượt đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, sau đó bình chọn theo số đông.
- Kết luận: Lựa chọn các ý kiến giống nhau và các ý kiến có lượt bình chọn cao.
3
Chia sẻ một tình huống cụ thể mà em đã tham gia thương thuyết.
Phương pháp giải: Từ những tình huống thực tế của bản thân chia sẻ lại cách em đã thương quyết thành công.
Lời giải chi tiết:
Em đi chợ và thấy chiếc áo rất đẹp. Em muốn mua nó nhưng giá của chiếc áo khá đắt: 250 nghìn đồng. Em đã thương thuyết giá cả với chị chủ quán để mức giá của chiếc áo giảm xuống còn 230 nghìn đồng.
4
Chia sẻ cảm xúc của em sau khi thực hành thương thuyết.
Phương pháp giải: Từ ví dụ thực tiễn về việc thương quyết được, chia lại cảm xúc của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Cảm thấy hào hứng với việc bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân khi thương thuyết.
- Mọi chuyện được giải quyết dễ dàng và không có xích mích.
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Unit 3: People of Viet Nam
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
Unit 10: Communication in the future
Chương 4: Tác dụng làm quay của lực