Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
Pu-skin (1799-1837) là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp). Trong cuộc đời ngắn ngủi , bất hạn của mình, Pu-skin đã để lại cho đất nước Nga và cho nhân loại những áng thơ tuyệt vời. Ngoài những trường ca nổi tiếng như “Rút-slan và Li-út-mi-la”, “Người tù Káp-ca”, “Đoàn người Sư-gan”, “Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin”… Pu-skin còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình nổi tiếng. Bài thơ tình “Tôi yêu em” là kiệt tác của Pu-skin.
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen;
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
(Thuý Toàn dịch)
Sự nhạy cảm là dấu hiệu của thiên tài. Dấu hiệu đó trước tiên biểu hiện ở việc mở đầu và kết thúc bài thơ. Nếu Pu-skin mở đầu bài thơ theo một cách khác thì bài thơ “Tôi yêu em” không còn là bài thơ trữ tình mà là một trường ca. Pu-skin đã cắt ngang thiên tình sử để tự sự và trữ tình. Mọi biến cố, mọi xúc cảm, thời gian và không gian đều được dồn nén lại:
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
Có thể nói “Tôi yêu em…” là giai điệu chính của bài thơ. Động từ yêu trong nguyên tác đều dùng thì quá khứ (Tôi đã yêu em). Và đựơc giãi bày từ quá khứ đến hiện tại bằng hình ảnh “ngọn lửa tình”. Hình tượng ngọn lửa vừa thể hiện sự nồng nhiệt của tình cảm, vừa diễn tả sự dài lâu, đằng đẵng của nhà thơ đối với người tình. Lối cắt ngang thiên tình sử để giãi bày như vậy khiến bài thơ cô đọng, hàm súc. Tác giả không kể lể. Sự chừng mực trong lối biểu hiện cảm xúc, mực thước, kín đáo là những nét nổi bật của phong cách cổ điển.
Giai điệu chính của bài thơ đã xuất hiện mà điều muốn nói chỉ mới được sửa soạn nói thôi, nghĩa là nó sẽ được nói qua những biến tấu trong giây phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân. Pu-skin say đắm với người tình, mải mê kiếm tìm mộng đẹp, nhưng chỉ nhận đựơc toàn cay đắng và não nề, cái mà người tình thi sĩ kiếm tìm đựơc lại là thơ. “Tôi yêu em…” là thơ rồi, tôi thôi, không yêu em nữa là cũng để yêu em. Thơ tình của nhân loại chưa từng thấy những lời yêu của trái tim nhân hậu như thế này:
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
Tưởng chừng như Pu-skin không dụng công làm thơ mà cấu từ thật là mới mẻ. Tình mới mà thành thơ mới, tâm hồn cao thượng mà thành thơ cao thượng. “Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì”, đó là lời thơ trong nguyên tác. Nhà thơ đã chấp nhận thất bại, nhưng không phũ phàng, hằn học. Biến đau thương thành tình yêu thì thật lạ. Tứ thơ lớn cho nên không cần những lời hoa mĩ, không cần các biện pháp tu từ. Lời thơ dung dị mà thấm thía.
Bài thơ tình phát triển theo những biểu lộ mới mẻ của tình cảm và những nghịch lí:
“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em đựơc người tình như tôi đã yêu em”
Sau khi giãi bày nghịch lí của tình tyêu, nhà thơ sợ người đời hoài nghi về tình yêu chân thật của mình nên lại “phải nói”:
“Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần”
(Xuân Diệu)
Chỉ có khác với Xuân Diệu là Pu-skin đã đẩy những lời yêu thương về quá khứ. Vì sao vậy? Vì bây giờ “tôi yêu em” hoặc “tôi mãi mãi yêu em” thì “em băn khoăn”, “em buồn”. Pu-skin “phải nói”:
“Tôi (đã) yêu em âm thầm ,không hi vọng
Lúc rụt tè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi (đã) yêu em chân thành, đằm thắm”
Nhà thơ đã chọn những chi tiết chính xác để bày tỏ lòng yêu của mình. “Tôi yêu em âm thầm”, đó là một thứ tình yêu như sóng ngầm, như than hầm, nung nếu, cháy bỏng. Nhưng “không hi vọng”, đây cũng là một sự thổ lộ thành thật. Thời đó Pu-skin có cầu hôn với một vài cô gái quý tộc thượng lưu nhưng đều bị khước từ. Pu-skin cũng là dòng dõi quý tộc những đã bị sa sút, còn thiên tài thì là cái gì các nàng làm sao biết được, và thi sĩ đối với các nàng cũng như “con hát” mua vui vậy thôi. Khốn nỗi nhà thi sĩ lại “yêu em”, “tôi đã yêu em”, làm sao cắt nghĩa được tình yêu, “tôi yêu em” thật thà đến “rụt rè”. Cử chỉ rất nhỏ ấy lại là thước đo của lòng thành thật trong tình yêu đấy. Và cũng tầm thường như bất cứ một chàng trai đang yêu nào trên đời này “khi hậm hực lòng ghen”.
Đã nói rồi, nói lại:
“Tôi (đã) yêu em, yêu chân thành, đằm thắm”
Nói lại như vậy là để nhấn mạnh những thanh âm cao vời sâu thẳm của tình yêu và cũng là để sửa soạn cho một nghịch lí mà cũng là một quan niệm tình yêu mới chưa từng có trên đời này nảy nở:
“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
(Nguyên tác: Cầu Thượng đế cho em được người khác yêu cũng như thế)
Tình yêu của Pu-skin nồng nàn, chân thành, đằm thắm và giờ đây thiêng liêng nữa. Nhưng cũng chỉ là những tình cảm nhân bản mà thôi.
Ví như tính chất thiêng liêng chẳng hạn, thì người bình dân ở phương Đông, trước cả Pu-skin đã biết cầu nguyện cho tình yêu:
“Qua chùa núi Hó(1) thắp bó nhang vàng
Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa”
(Ca dao)
Chỉ có tinh thần cao thượng trong tình yêu của Pu-skin là mới mẻ. Còn từ Đông sang Tây, trong tình yêu, tâm lí thông thường là:
“Yêu nhau thì ném bã trầu
Ghét nhau ném đã vỡ đầu nhau ra”
(Ca dao)
Tinh thần cao thượng của Pu-skin được diến tả theo nhịp độ tăng cấp: Không yêu em nữa là cũng để yêu em và cầu cho người tình (từ chối mình) đựơc sống hạnh phúc trong tình yêu. Minh triết tình yêu đó là điều hết sức mới mẻ và tạo ra sức hấp dẫn lạ thường. Đấy là nhân cách cao thượng của Pu-skin, đấy cũng là tinh hoa của nền văn học Nga, một nền văn học nhân đạo và lý tưởng.
Bài thơ “Tôi yêu em” thể hiện nhiều nét nghệ thuật tinh hoa của thơ Pu-skin. Lời thơ giản dị, giản dị đến mức trong suốt; hàm súc, mực thước, ít dùng mĩ từ mà vẫn gợi cảm. Sức mạnh của nhà thơ dồn ở cấu tứ lạ lùng đã chuyển tải được tình cảm, tư tưởng mới mẻ của thi nhân. Thơ tình của nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một thiên tình sử trong một hình thức nhỏ bé như vậy. Và cũng chưa bao giờ thơ tình của nhân loại đạt đến sự minh triết của tình yêu sáng chói như vậy. Pu-skin xứng đáng với sự ngợi ca của nhân dân Nga: là thi sĩ thiên tài và nhà tư tuởng lỗi lạc, người mở đường cho nền văn học Nga và người đặt nền móng cho tư tưỏng nhân văn cao quý trong văn học Nga.
Unit 3: Sustainable health
Chủ đề 1: Vai trò và tác dụng cơ bản của môn cầu lông đối với sự phát triển thể chất. Một số điều luật thi đấu cầu lông
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
Chủ đề 2: Kĩ thuật dừng bóng và kĩ thuật đánh đầu
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11