Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
Dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài:
Phân tích làm sáng tỏ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
Phân tích bốn câu thơ đầu:
- Kết cấu hoàn toàn khác so với những câu còn lại
- Điệp ngữ "tôi muốn"
- Nắng và gió là những hiện tượng của tự nhiên mà vốn dĩ con người không thể nào kiểm soát. "Tắt đi", "buộc lại": hành động cản lại sự vận hành theo quy luật của vũ trụ, là sự đoạt quyền của tạo hóa
=> Ước muốn giữ lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời này.
"Đừng nhạt mất", "đừng bay đi" : ước muốn lưu giữ cho những vẻ đẹp tinh tuý của cuộc đời không bị tàn phai
Phân tích 5 câu tiếp:
- Biện pháp nghệ thuật : điệp từ, liệt kê, lặp cấu trúc
- "này đây": được lặp lại trong năm câu thơ liên tiếp
=> Thiên nhiên mùa xuân đang trải dài trong khoảng không gian bao la, rộng lớn của đất trời vũ trụ mà hơn thế nữa nó còn góp phần lột tả cảm giác sung sướng tột độ của thi sĩ khi đối diện với cái đẹp của cuộc đời.
- Ong bướm đang say sưa đắm mình trong tuần tháng mật => một cách nói rất đậm phương Tây
- Sự vật: nơi đồng nội xanh rì, hoa cỏ đang trỗi dậy cuộn trào sức sống, lá non ứ nhựa đang khẽ đung đưa trong làn gió nhẹ nhàng thoáng qua
- Thiên nhiên mà tác giả đề cập đến không chỉ hài hoà về đường nét mà đó còn là sự hài hoà về màu sắc khi có sự góp mặt của ánh sáng
2 câu tiếp:
- "ngon": khen, ca ngợi tháng giêng – tháng đầu tiền của mùa xuân
- "cặp môi gần": giúp liên tưởng mua xuân giống như một người thiếu nữ đẹp, rạo rực, cuốn hút khiến người ta mê say
=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
3. Kết bài
- Khái quát vấn đề nghị luận
Bài mẫu
Nhận xét về thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh viết: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình". Nhận định này có thế được chứng minh bằng nhiều sáng tác của Xuân Diệu, trong đó một trong những sáng tác tiêu biểu nhất có lẽ là Vội vàng. Mười một câu thơ mở đầu tác phẩm là bức tranh cuộc sống với những vẻ đẹp đặc sắc mà thi sĩ đã thâu tóm được bằng chính tình yêu nồng nàn và khát vọng cháy bỏng của mình.
Bức tranh cuộc sống được mở ra trước hết bằng ý muôn táo bạo của nhà thơ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Muốn tắt nắng buộc gió để níu giữ lấy mọi hương sắc của cuộc sống. Ý muốn táo bạo ấy thực chất là biểu hiện của một lòng yêu đời bồng bột, mãnh liệt của cái tôi thi sĩ và khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa những vẻ đẹp vốn mong manh, ngắn ngủi của cuộc sống. Và ý muốn, khát vọng đó của Xuân Diệu đâu phải là không có một nền tảng hợp lí, khi mà mỗi ngày cuộc sống lại đem đến cho nhà thơ bao điều kì diệu.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tinh si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Trong thế giới hình ảnh đang tràn ra dưới mỗi dòng thơ, người ta có thể bắt gặp đủ mọi hình ảnh, mà là những hình ảnh rất cụ thể, chi tiết chứ không chung chung, trừu tượng: ong bướm với tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh với khúc tình si, tháng giêng như một cặp môi gần... Mỗi hình ảnh diễn tả một vẻ đẹp, mang một hương sắc, một sức quyến rũ riêng: cái ngọt ngào ngây ngất của bướm ong trong mùa hút mật, cái rực rỡ của hoa giữa sắc thắm xanh của đồng nội, cái mê đắm của một khúc yến anh, cái đáng yêu của một nhành non trước gió, hình ảnh nào cùng gợi cảm, hình ảnh nào cũng mang sắc thái của tình yêu ngọt ngào, say đắm, hình ảnh nào cũng gợi lên một niềm vui sống vô tận. Thế giới hình ảnh đó vẽ lên trước mắt ta một cuộc sống thật trẻ trung, tươi mới, một cuộc sống đầy hương thơm mật ngọt, một cuộc sống tràn trề một sức sống bất tận. Trong những hình anh đó ấn tượng hơn cả có lẽ vẫn là hình ảnh:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Ở đầy thời gian vô hình đã được Xuân Diệu hữu hình hóa bằng hình ảnh gần gũi, gợi cảm giác ngọt ngào say đắm của tình yêu. Chỉ một hình ảnh ấy thôi, cả một mùa xuân mơn mởn mang đầy sức quyến rũ thanh xuân tươi trẻ đã hiện ra mời gọi trước mắt người đọc.
Hệ thống những hình ảnh cụ thể, sinh động trong đoạn thơ được trình bày bằng thủ pháp liệt kê liên tiếp và nghệ thuật điệp ngữ. Điều này trước hết cho thấy cảm nhận phong phú, dồi dào, vô tận về cuộc sống và niềm hân hoan, vui sướng, cảm xúc choáng ngợp của tác giả. Theo mạch cảm xúc đó, người đọc có cảm giác như đang được một bàn tay nào đó say sưa giới thiệu hết vẻ đẹp này đến vẻ đẹp khác trong một không gian tràn ngập hương sắc. Và ta bất chợt nhận ra rằng: thiên đường không ở đâu xa mà chính là cuộc sống đang tồn tại, hiển hiện quanh ta mỗi ngày. Cuộc sống ấy tươi đẹp, kì diệu biết chừng nào, đáng yêu, đáng sống biết nhường nào.
Có thể nói không có tình yêu và sự gắn bó hết mình với cuộc sống, Xuân Diệu khó có được cái nhìn và sự khám phá như vậy. Cả đoạn thơ là bức tranh cuộc sống tràn ngập hương sắc và con người ở đây cũng mang một tâm hồn rộng mở bát ngát: cùng trời đất, thâu nhận say sưa tất cả mọi vẻ đẹp ấy. Hình ảnh, ngôn ngữ ở đây dường như cũng bị cuốn đi theo dòng cảm xúc sôi nổi dạt dào của thi sĩ, cho nên không cầu kì mà tự nhiên, chân thực, sống động gợi cảm như chính bản thân cuộc sống vậy.
Xuân Diệu bằng tình yêu đời nồng nhiệt của mình thêm một lần nữa giúp ta ý thức rõ hơn giá trị của cuộc sống mà mỗi người đang có.
Bài 8: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
Phần hai. Địa lí khu vực và quốc gia
Chương VI. Bảo vệ môi trường
ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH- SBT TOÁN 11
Chương 2. Nitrogen và sulfur
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11