* Một số lưu ý cần nhớ:
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+
- Bazo là chất khi tan trong nước phân li ra OH-
- Hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li theo kiểu axit, vừa phân li theo kiểu bazo
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?
A. H+, NO3-.
B. H+, NO3-, H2O.
C. H+, NO3-, HNO3.
D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có phương trinh điện li: HNO3 → H+ + NO3-
Đáp án B.
Ví dụ 2: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau :
A. Zn(OH)2, Cu(OH)2.
B. Al(OH)3, Cr(OH)2
C. Sn(OH)2, Pb(OH)2.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li theo kiểu axit, vừa phân li theo kiểu bazo
Các hidroxit lưỡng tính thường gặp là: Zn(OH)2, Cu(OH)2 Al(OH)3, Cr(OH)2 Sn(OH)2, Pb(OH)2.
Đáp án D
Ví dụ 3: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh ?
A. NaCl.
B. NH4Cl.
C. Na2CO3.
D. FeCl3.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Na2CO3 là muối của kim loại mạnh và gốc axit yếu nên khi thả quỳ tím vào dung dịch muối này sẽ khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Đáp án C.
Ví dụ 4: Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. Cl–, Na+, NH4+, H2O
B. ZnO, Al2O3, H2O
C. Cl–, Na+
D. NH4+, Cl–, H2O
Hướng dẫn giải chi tiết:
A : loại do Na+, Cl- là các ion trung tính; NH4+ là ion có tính axit
C: loại do Na+; Cl- đều là các ion trung tính.
D: loại do NH4+ là ion có tính axit; Cl- là ion trung tính.
Đáp án B.
Ví dụ 5: Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng) ?
A. CH3COOH, HCl và BaCl2.
B. NaOH, Na2CO3 và Na2SO3.
C. H2SO4, NaHCO3 và AlCl3 .
D. NaHSO4, HCl và AlCl3.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Chất có khả năng chuyển màu quì tím sang hồng là những chất có môi trường axit
=> Các chất đó có thể là: NaHSO4, HCl, AlCl3
A loại BaCl2 có môi trường trung tính
B chỉ gồm các chất có môi trường bazo
C lại NaHCO3 có môi trường bazo
Đáp án D.
Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc Đông Nam Á
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Chủ đề 5: Kĩ thuật đánh đầu
Review Unit 2
Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11