Dạng 1
Lý thuyết về amoniac và muối amoni
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước. Khi hòa tan vào nước ta có được dung dịch amoniac. - Amoniac có tính bazo yếu, và tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại trung bình) - Người ta thường điều chế NH3 trong PTN bằng cách nhiệt phân muối NH4NO2 và điều chế trong công nghiệp bằng cách tổng hợp N2 và H2 ở nhiệt độ và áp suất cao - Muối amoni tan nhiều trong nước và dễ bị nhiệt phân, tác dụng với dung dịch kiềm sinh ra khí NH3. |
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Cho các oxit kim loại: CuO, FeO, Al2O3, Na2O, PbO, CaO. Số oxit NH3 có thể khử được:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hướng dẫn giải chi tiết:
NH3 chỉ khử được CuO, FeO, PbO
=> khử được 3 chất .
Đáp án B
Ví dụ 2: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” . Chất này có công thức phân tử là :
A. HCl
B. N2
C. NH3+Cl-
D. NH4Cl
Hướng dẫn giải chi tiết:
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
NH3 khí + HClkhí → NH4Cl (khói trắng)
Đáp án D
Ví dụ 3: Phản ứng nào dưới đây NH3 không đóng vai trò chất khử?
A. 4NH3 + 5O2 \(\xrightarrow{{{t^0},xt}}\) 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
D. NH3 + 3CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 3Cu + N2 + 3H2O
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phản ứng mà số oxi hóa của N trong NH3 không tăng sau phản ứng thì NH3 không đóng vai trò chất khử
\(A.\,4\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + 5{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}4\mathop N\limits^{ + 2} O + 6{H_2}O\)
\(B.\,2\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + 3\mathop {C{l_2}}\limits^0 \to \mathop {{N_2}}\limits^0 + 6HCl\)
\(C.\,\,\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + {H_2}{O_2} + MnS{O_4} \to Mn{O_2} + {(\mathop N\limits^{ - 3} {H_4})_2}S{O_4}\)
\(D.\,\,\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + 3CuO\xrightarrow{{{t^0}}}3Cu + \mathop {{N_2}}\limits^0 + 3{H_2}O\)
Ta thấy phản ứng ở đán án C NH3 không có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng → không đóng vai trò là chất khử.
Các phản ứng còn lại số oxi hóa của N trong NH3 đều tăng sau phản ứng nên NH3 đóng vai trò là chất khử
Đáp án C
Ví dụ 4: Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?
A. (NH4)2CO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2NH3 + CO2 + H2O.
B. NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HNO3.
C. NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2 + 2H2O.
D. NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HCl
Hướng dẫn giải chi tiết:
Sai sửa lại: NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2O + 2H2O
Đáp án B
Ví dụ 5: Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch phenolphtalein
D. Dung dịch Ba(OH)2.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta dùng NaOH vì
| NH4Cl | Na2SO4 | Ba(HCO3)2 |
NaOH | Tạo khí mùi khai | Không hiện tượng | Kết tủa trắng |
Đáp án B
Dạng 2
Một số bài tập về tính chất hóa học của amoniac
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Cho NH3 dư vào 100ml dung dịch gồm CuSO4 1M ; ZnCl2 0,5M, AgNO3 1M và AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là
A. 9,8 gam
B. 4,9 gam
C. 7,8 gam
D. 5 gam
Hướng dẫn giải chi tiết:
Vì các ion Cu2+, Zn2+, Ag+ tạo kết tủa với NH3, sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức
=> kết tủa thu được chỉ gồm Al(OH)3
nAl(OH)3 = nAlCl3 = 0,1 mol => m = 7,8 gam
Đáp án C
Ví dụ 2: Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng ? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100%.
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{N{H_3}}} = 0,1\,\,mol,\,\,{n_{CuO}} = 0,4\,\,mol.\)
- Phương trình phản ứng :
2NH3 + 3CuO \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 3Cu + N2 + 3H2O (1)
mol: 0,1 0,4 \( \to \) 0,15
=> nCuO dư = 0,4 - 0,15 = 0,25mol
A gồm Cu (0,15 mol) và CuO dư (0,25 mol)
- Phản ứng của A với dung dịch HCl :
CuO + 2HCl \( \to \) CuCl2 + H2O (2)
mol: 0,25 \( \to \) 0,5
Theo (2) và giả thiết ta suy ra : VHCl =\(\frac{{0,5}}{2} = 0,25\,lít.\)
Dạng 3
Bài toán về tính chất của muối amoni
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Muối amoni có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm sinh ra khí NH3 bay lên. Ta có phương trình: NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O PT ion: NH4+ + OH- → NH3 + H2O - Muối amoni của gốc axit không có tính OXH khi đun nóng bị phân hủy thành NH3 VD: NH4Cl; (NH4)2CO3; … Muối amoni của gốc axit có tính OXH khi đun nóng bị phân hủy thì cho ra N2, N2O. VD: NH4NO2; NH4NO3; … |
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch bazơ của kim loạithu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1 gam muối. Kim loại đó là
A. Ca
B. Mg
C. Cu
D. Ba
Hướng dẫn giải chi tiết:
nNH4NO3 + M(OH)n -> M(NO3)n + nNH3 +nH2O
0,2/n 0,2
=> Mmuối = M+ 62n= 26,1 : 0,2 * n
=> M=68,5n => n = 2 và M là Bari.
Đáp án D
Ví dụ 2: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
\(NH_4^ + + {\text{ }}O{H^ - } \to {\text{ }}N{H_3} + {\text{ }}{H_2}O\)
Theo PTHH: \({{\text{n}}_{{\text{O}}{{\text{H}}^{\text{ - }}}}}{\text{ = }}{{\text{n}}_{{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}}}\)= 5,6 : 22,4 = 0,25 mol
=> CM = n : V = 0,25 : 0,1 = 2,5M
Ví dụ 3: Thể tích N2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
A. 1,12 lít
B. 11,2 lít
C. 0,56 lít
D. 5,6 lít
Hướng dẫn giải chi tiết:
nNH4NO2 = 16 : 64 = 0,25 mol
\(\eqalign{
& N{H_4}N{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow {N_2} + 2{H_2}O \cr
& \,\,\,\,\,0,25\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to 0,25 \cr} \)
=> V N2 = 0,25.22.4 = 5,6 lít
Đáp án D.
CHƯƠNG V - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển - Tập bản đồ Địa lí 11
Bài 7. Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11