Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
Bài 3. Điều hoàn hoạt động của gen
Bài 4. Đột biến gen
Bài 5. Nhiễn sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Bài 7. Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Bài 8. Quy luật Menđen: Quy luật phân li
Bài 9. Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 14. Thực hành: Lai giống
Bài 15. Bài tập chương I và chương II
THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN QUY LUẬT PHÂN LI
P: lai hoa đỏ với hoa trắng thuần chủng
→ Thu được F1 đồng tính toàn hoa đỏ.
Cho F1 tự thụ phấn
→ Thu được F2 có hai kiểu hình phân chia thành 3 đỏ : 1 trắng giống P thay vì một kiểu hình giống F1.
GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THEO QUY LUẬT PHÂN LI
Theo quan điểm Menden
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quyết định. Trong tế bào cả cặp nhân tố di truyền không hòa lẫn với nhau. Bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền đó.
Theo quan điểm di truyền học hiện đại:
- Mỗi tính trạng do 1 cặp gen qui định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào 1 cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li động đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li, phân li độc lập:
- Gen trội phải trội hoàn toàn.
- P phải thuần chủng tương phản.
- Các gen quy định các tính trạng nói trên phải nằm trên các cặp NST khác nhau.
- Số lượng các cá thể nghiên cứu phải lớn.
- Mỗi một gen quy định một tính trạng.