Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Đò lèn
Câu 1
Trả lời câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Cái tôi của tác giả thời thuở nhỏ được tái hiện sống động, đó là cái tôi trong trẻo, hồn nhiên, đầy thích thú với thế giới xung quanh của một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm, vô tư:
+ Vui thích với những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.
+ Say mê thế giới thần tiên: "chơi đền Cây Thị", "xem lễ đền Sòng", "ấn tượng mùi huệ trắng", "khói trầm", "điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng"
- Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình:
+ Nét quen thuộc: trân trọng những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu.
+ Nét mới mẻ: cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân vì chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 149 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý:
+ Bà âm thầm vượt qua mọi cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt: "bà mò cua xúc tép", "gánh chè xanh Ba Trại", "thập thững những đêm hàn", "'bom Mĩ dội nhà bà tôi bay mất", "bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn".
+ Bà là một phần của tuổi thơ cháu, thân thương và gắn bó biết bao: "níu váy bà đi chợ Bình Lâm", "giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần".
- Người cháu ân hận vì năm xưa đã vô tâm với bà: "tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế", "tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực", "khi tôi biết thương bà thì đã muộn/bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi".
→ Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, tràn đầy nghị lực cao cả, lớn lao, người cháu vừa rất mực yêu quý, trân trọng bà vừa ân hận vì chưa ở bên báo đáp và chăm sóc cho bà.
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 149 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Cách thể hiện tình thương bà của tác giả đặc biệt vì gắn với cảm hứng tự nhận thức lại của một người đã qua nhiều trải nghiệm và nhận ra mình đã bỏ qua rất nhiều những giá trị bình dị nhưng quan trọng trong cuộc đời.
- So sánh trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn):
+ Giống: đều gợi lên những ký ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần; đều do chủ thể trữ tình là người cháu từ hiện tại nhìn lại về quá khứ; đều bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực đối với người bà đã mất.
+ Khác: Bài Đò Lèn là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà, giọng thơ ngậm ngùi và xót xa cay đắng. Bài Bếp lửa nhấn mạnh đến lòng biết ơn sâu sắc và sự tiếc nhớ những kỷ niệm đẹp đã có với người bà, đặc biệt là sự mong nhớ khôn nguôi về hình ảnh bếp lửa của bà năm xưa.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (5 khổ đầu): Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà.
- Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.
ND chính
- Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất.
- Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.
Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
CHƯƠNG VIII: TỪ VI MÔ ĐÉN VĨ MÔ
Chương 1. Este - Lipit
Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Chương 6. Lượng tử ánh sáng