Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
Thực hành tiếng Việt trang 10
Một số câu tục ngữ Việt Nam
Thực hành tiếng Việt trang 13
Con hổ có nghĩa
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Củng cố, mở rộng bài 6
Cuộc chạm trán trên đại dương
Thực hành tiếng Việt trang 34
Đường vào trung tâm vũ trụ
Thực hành tiếng Việt trang 41
Dấu ấn Hồ Khanh
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Thảo luận về vai trò của công nghệ với đời sống con người
Củng cố, mở rộng bài 7
Thủy tiên tháng Một
Thực hành tiếng Việt trang 83
Lễ rửa làng của người Lô Lô
Bản tin về hoa anh đào
Thực hành tiếng Việt trang 90
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Củng cố mở rộng bài 9
Đề bài
(trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề
- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác
- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở
Lời giải chi tiết
“Có thể bỏ qua một số môn chỉ nên học môn mình yêu thích” đang là một chủ đề lớn của lớp tôi trong những giờ ra chơi. Đã có rất nhiều ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng được các bạn đưa ra để bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Riêng tôi, tôi không thể nào chấp nhận được việc coi nhẹ các môn khác của một số bạn học sinh.
Sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự bùng nổ của khoa học, công nghệ thông tin đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong đó có giáo dục, đặc biệt là sự xuất hiện của xu hướng nhiều phụ huynh, học sinh thích chạy theo những môn học cần trong khối thi mà bỏ quên những môn học khác. Mỗi một môn học khi được đặt vào trong chương trình thì đều có ý nghĩa và giá trị riêng. Các môn khoa học tự nhiên là những môn giúp chúng ta có thêm khả năng tính toán, tư duy, những môn khoa học xã hội sẽ giúp chúng ta bồi dưỡng thêm được nhân cách, phẩm chất và tâm hồn, những môn ngoại khóa sẽ giúp cho tâm hồn chúng ta thư giãn sau một quãng thời gian học tập vất vả. Thế nhưng tình trạng các bạn học sinh chỉ quan tâm và chú ý đến một số môn học mình yêu thích và bỏ quên những môn còn lại đang rất nhiều và phổ biến hiện nay. Học sinh "quay lưng" với những trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo về cuộc sống nhân sinh; buồn chán trước những sự kiện lịch sử trọng đại mà quên mất rằng đó là những cột mốc đánh dấu sự thay đổi to lớn của đời sống dân tộc; lạnh nhạt với những bài học "làm người" sâu sắc ẩn chứa sau mỗi bài học về đạo đức, giáo dục công nhân; thấy nhàm chán với những công thức, phản ứng hóa học;.....
Thực trạng trên bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên các bạn học sinh cho rằng việc học tập các môn học theo khối thi sẽ giúp cho các bạn định hướng tốt hơn và tập trung hơn vào khối học môn học và các bạn mong muốn dùng để xét tuyển. Đó là nguyên nhân chính khiến cho các bạn coi thường các môn học không nằm trong chương trình thi. Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò và sự cần thiết của các môn học nằm trong khối thi. Thế nhưng ta cũng cần biết rõ các môn học luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau và mỗi một môn học đều có vai trò, ý nghĩa, sứ mệnh riêng. Chẳng hạn như nếu học tốt môn Ngữ văn, chúng ta sẽ có vốn từ vựng phong phú để giao tiếp, trình bày các quan điểm của bản thân một cách rõ ràng, lưu loát; đồng thời môn Văn còn là môn học giúp con người nuôi dưỡng và bồi đắp các giá trị tâm hồn trước sự lên ngôi của giá trị vật chất. Hay là việc học tốt Toán sẽ giúp con người chúng ta có những tư duy logic và chặt chẽ hơn trong quá trình giao tiếp, ứng dụng môn Văn. Khi nhìn nhận một vấn đề ta không chỉ nhìn từ một phía, có thể nhận thức trong chúng ta không được sâu rộng. Bạn không thể là một con người hoàn hảo, được mọi người kính trọng nếu như giỏi tính toán mà không biết giao tiếp.
Để cải thiện tình trạng này, trước hết, chúng ta cần thay đổi những quan điểm tiêu cực, đồng thời nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa to lớn, quan trọng của việc học các môn. Đội ngũ giáo viên cần thay đổi không ngừng thay đổi, làm mới các phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú trong mỗi một tiết học nói riêng và đánh thức niềm đam mê đối với môn học nói chung. Đồng thời, cần thay đổi quan điểm, cách nhìn của phụ huynh, học sinh về vai trò, ý nghĩa quan trọng mà các môn học đem lại.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy khẳng định việc học tất cả các môn là điều vô cùng quan trọng. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần xác lập động cơ học tập tích cực, rèn luyện thái độ tích cực trong học hành và thi cử để ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - siêu ngắn
Bài 1. Bầu trời tuổi thơ
ÔN TẬP CUỐI NĂM - TÀI LIỆU DẠY-HỌC TOÁN 7
Chủ đề chung 1. Các cuộc phát kiến địa lí
Skills Practice B
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7