Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
1. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu cho bộ phận thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu. Lần đầu tiên người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm đã bước vào tác phẩm văn học Việt Nam với vẻ đẹp rực rỡ nhất.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc của dân tộc khóc cho người nông dân anh hùng đã hi sinh trong chiến đấu đuổi giặc thù ra khỏi quê hương. Qua tiếng khóc ấy, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được tượng đài nghệ thuật mang tính bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm. Điều này đã tạo nên tinh thần nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu.
2. Trước thất bại đau thương, người nông dân Cần Giuộc vẫn được tác giả tạo nên tầm vóc, tư thế hiên ngang, quả cảm.
- Người nông dân yêu nước được thể hiện trong vẻ đẹp rực rỡ của người nghĩa si anh dũng cứu nước. Bởi thế, dù họ lâm vào cảnh chết chóc bi thương nhưng vẫn ngời sáng vẻ đẹp hùng tráng, đậm chất sử thi.
- Nguyễn Đình Chiểu đã tạo được tượng đài nghệ thuật bằng chính cuộc đời người nông dân yêu nước chống Pháp vốn chưa có trong văn học Việt Nam từ trước đến nay.
3. Ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng.
- Đề cao phẩm chất của người nông dân: hiền lành, cần cù, giản dị, chất phác, gắn bó với mảnh ruộng làng quê, yêu cuộc sống hòa bình, không hề biết đến chuyện súng gươm.
- Ca ngợi nghĩa khí của người lao động trong thái độ căm thù quân giặc ngang ngược trắng trợn giày xéo quê cha đất tổ và thái độ thất vọng lo lắng của họ khi nhận thấy triều đình vô trách nhiệm bỏ rơi dân lành trước họa xâm lăng.
- Ca ngợi mục đích, động cơ chiến đấu của người nghĩa quân nông dân rất trong sáng và đúng đạo lí của người Việt Nam. Họ chiến đấu là để bảo vệ tấc đất, ngọn rau, vùa hương, bàn độc, của quê hương gia đình. Họ đi chiến đấu với ý thức rất cụ thể thiết thực của người nông dân Việt Nam.
- Ca ngợi tinh thần tự nguyện tham gia chiến đấu của người nông dân yêu nước. Vì nền độc lập cửa đất nước, vì nổi tủi nhục mất nước nên họ đã từ những người nông dân hiền lành trở thành những con người đi chiến đấu vì đại nghĩa, trở thành nghĩa binh, tự nguyện gánh vác việc đánh giặc cứu nước.
- Khẳng định vẻ đẹp của người nông dân: khi trở thành người nghĩa quân giữ nước thì tinh thần và lòng quyết tâm chiến đấu của họ cao cả vĩ đại. Lòng mến nghĩa cao độ dã giúp họ làm được những việc kinh thiên động địa, chiến đấu và hi sinh anh dũng.
- Yêu quý, trân trọng người lính nông dân ra trận nên tác giả đã miêu tả tinh thần chống Pháp của họ với khí thế mạnh mẽ, bất chấp hiểm nguy, họ đã hành động theo tiếng gọi của lòng yêu nước. Thể hiện điều này, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng hàng loạt các động từ diễn tả dồn dập, liên tiếp, dứt khoát, cách ngắt nhịp ngắn gọn để miêu tả khí thế tiến công của người lính khi xung trận.
- Phát hiện ra vẻ đẹp của những người nông dân bình thường sống sau lũy tre xanh, vì nghĩa lớn đã trở thành người anh hùng, thành linh hồn của cuộc kháng chiến giữ nước. Họ trở thành nhân vật lí tưởng được mọi thời đại ca ngợi.
4. Miêu tả nỗi đau thương, mất mát của những người đang sống trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ cần Giuộc.
- Nỗi đau đớn, mất mát của những người ruột thịt, của quê hương, của thiên nhiên, đất nước trước sự hi sinh của nghĩa quân Cần Giuộc.
- Ca ngợi, tiếc thương bằng sự thương cảm xót xa. Nỗi tiếc thương thể hiện qua hình ảnh cỏ cây, đất trời đều nhuốm màu tang tóc, nghiêng đổ trước sự hi sinh vì đại nghĩa của những người nông dân.
- Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc đã thực sự trở thành khúc ca bi tráng biểu hiện tấm lòng ngưỡng mộ tiếc thương của cả dân tộc đối với người nông dân yêu nước. Tác giả đã viết về điều này bằng giọng văn xúc động, nghẹn ngào, đau đớn nhất.
5. Ca ngợi, khẳng định quan điểm nhân sinh của người lính nông dân và khẳng định sự bất tử của nghĩa sĩ cần Giuộc.
- Ca ngợi nghĩa quân có quan điếm sống chết đúng đắn, cao quý: Thà thác mà đặng câu địch khái...
- Vì đại nghĩa nên người nghĩa binh đà quên mình sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh: Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc...
- Tiếc, thương và ngưỡng mộ, Nguyển Đình Chiểu đã khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ trong lòng nhân dân.
ĐÁNH GIÁ.
1. Lần đầu tiên người nông dân vì nghĩa được khắc sâu và phản ánh toàn diện trong văn học.
- Trước đây, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã nói đến người nông dân trong sáng tác của mình nhưng còn chung chung, chưa cụ thể như những người dân ấp dân lân của Nguyễn Đình Chiểu
- Trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái cũng có hình ảnh người lính “trung quân” dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Quang Trung chiến đấu cho sự độc lập tự do của đất nước nhưng vẫn mờ nhạt.
- Người lính nông dân của Nguyễn Đình Chiểu được phản ánh trong sự đơn phương đánh giặc, hi sinh vì nghĩa lớn nhưng bị triều đình bỏ rơi. Họ thất bại trong cuộc chiến đấu nhưng cái chết của họ lại là ngọn lửa yêu nước có tác dụng khơi nguồn cho các thế hệ sau nối tiếp đi lên.
2. Tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu dành cho người nông dân đã thể hiện lòng yêu nước, quan điểm chống Pháp đến cùng của tác giả.
3. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm bất hủ trường tồn với thời gian, với lịch sử dân tộc nhờ tấm lòng nhân đạo của nhà thơ với người nông dân yêu nước.
Bài 8: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương 4: Hydrocarbon
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11
Unit 10: Nature In Danger - Thiên nhiên đang lâm nguy
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 1
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11