Đề 1
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
(…) Hãy làm sao để bảy tỉ đứa con đang tung hô ta là mẹ này, giúp ta trường thọ hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình trở lại sau bao ngày ốm đau, bệnh tật. Giúp ta luôn xứng đáng là ngôi nhà bình yên và tuyệt vời nhất cho các thế hệ kế tiếp của hàng ngàn đời sau trú ngụ.
Đừng là những đứa con hư huyễn, nhu cầu thái quá của mình. Hơn bảy tỉ người đều ban phát lòng yêu thương chúng sinh, ươm trồng gìn giữ dù chỉ là một cây xanh trong một năm, cho một người, trong mười năm, hai mươi năm thì ngôi nhà chung hành tinh xanh này sẽ rực rỡ, lộng lẫy đích thị là thiên đường của hạ giới không phải chạy tìm đâu xa.
Chỉ cần mỗi người gieo vào ta một niệm thiện, niệm thiện ấy bay xung quanh ta và lan tỏa ra hệ mặt trời với màu sắc lung linh, tươi sáng và phủ trùm Trái Đất một hạnh phúc mênh mông.
(Trích dẫn Bài viết thư UPU lần thứ 49 của Phùng Yến Nhi)
Câu 1. Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tự sự, miêu tả
B. Văn bản miêu tả, biểu cảm
C. Văn bản nghị luận, tự sự
D. Văn bản thông tin
Câu 2. Chủ đề của ngữ liệu phản ánh vấn đề gì?
A. Bảo vệ Trái Đất
B. Bảo vệ động vật
C. Bảo vệ con người
D. Bảo vệ biển
Câu 3. Hành tinh xanh là từ dùng để gọi cho hành tinh:
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Trái Đất
D. Sao hỏa
Câu 4. Đoạn văn trên là lời kể của ai, sử dụng ngôi kể thứ mấy, xưng hô là gì?
Câu 5. Chi tiết nào giúp em biết được văn bản sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?
Câu 6. Em hiểu nghĩa của cụm từ “thiên đường dưới hạ giới” là gì?
Câu 7. Qua phần ngữ liệu, em nhận thấy mong ước của Mẹ Trái Đất là gì?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu thương con người.
Câu 2. Em hãy kể lại một truyền thuyết/ cổ tích/ truyện ngắn đã học bằng lời văn của mình.
Đề 2
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(Theo https://infographics.vn/, Thứ ba, 19/05/2015)
Câu 1. Văn bản trên được ra đời vào thời điểm nào sau đây?
A. Ngày 5/6/1911
B. Ngày 2/9/1945
C. Ngày 30/4/1975
D. Ngày 19/5/2015
Câu 2. Văn bản được trình bày theo cách nào?
A. Văn bản truyền thống
B. Văn bản phi ngôn ngữ
C. Kết hợp hình ảnh và thông tin ngôn ngữ
D. Tất cả đáp trên đều không đúng
Câu 3. Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về vấn đề gì?
A. Tiểu sử của Bác Hồ
B. Sự nghiệp của Bác Hồ
C. Vật dụng của Bác Hồ
D. Nhân cách của Bác Hồ
Câu 4. Thông tin về vật dụng nào của Bác được nêu cụ thể, chi tiết về thời gian xuất hiện?
A. Mũ và áo kaki
B. Dép cao su và máy đánh chữ
C. Đài bán dẫ và đồng hồ quả quýt
D. Áo kaki và đài bán dẫn
Câu 5. Ghi lại câu văn nêu khái quát về nội dung của văn bản.
Câu 6. Xác định cụm từ dùng để mở rộng thành phần câu trong câu: Bác thường dùng để nghe tin tức trong nước và thế giới. Cho biết đo là loại cụm từ gì và dùng để mở rộng thành phần nào?
Câu 7. Ngoài thông tin được nêu trong văn bản (các vật dụng quen thuộc của Bác), em còn biết thêm gì về lối sống giản dị của Bác Hồ?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày ý kiến của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Câu 2. Viết bài văn nêu cảm nhận của em về một nhân vật đã học.
Đề 3
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:
(Tranh Đông Hồ)
Câu 1. Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến truyện nào sau đây?
A. Thánh Gióng
B. Sự tích Hồ Gươm
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Thạch Sanh
Câu 2. Văn bản truyện em vừa tìm được thuộc thể loại nào?
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Truyện ngắn
D. Nghị luận
Câu 3. Câu chuyện ấy xảy ra vào thời gian nào?
A. Thời cổ đại
B. Đời Hùng Vương thứ sáu
C. Thời nhà Lê
D. Đời Hùng Vương thứ mười tám
Câu 4. Hình ảnh trong tranh minh họa cho chi tiết nào trong truyện?
A. Nhân vật được sinh ra kì lạ
B. Nhân vật được cha mẹ, dân làng nuôi lớn
C. Nhân vật ra trận đánh giặc
D. Nhân vật đánh xong giặc, bay về trời
Câu 5. Thứ vũ khí trong tay người anh hùng là gì?
A. roi sắt
B. gươm thần
C. cây tre
D. ngọn giáo
Câu 6. Quân giặc bị đánh theo miêu tả trong bức tranh là giặc nào?
A. Giặc Ân
B. Giặc Minh
C. Giặc Nguyên Mông
D. Giặc Pháp
Câu 7. Em hãy cho biết giá trị nội dung của truyện dân gian đã xác định được trong câu 1.
Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả cảnh sân trường. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
Câu 2. Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Đề 4
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đằng đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh. Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hòa, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên các cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới.
(Nhóm tác giả biên tập)
Câu 1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin
Câu 2. Chủ đề của đoạn văn là gì?
A. Tả cảnh quê hương buổi sáng
B. Tả cảnh quê hương, buổi chiều
C. Tả cảnh quê hương buổi tối
D. Tả cảnh quê hương trưa
Câu 3. Những cảnh vật được miêu tả trong đoạn văn là?
A. Mặt trời, bụi tre, tia nắng, sương, bông lúa, bầu trời, mây, đàn chim, cành cây
B. Mặt trời, bụi tre, dòng sông, tia nắng, sương, bông lúa, bầu trời, mây, đàn chim
Câu 4. Trong câu: Trên các cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. phần in đậm là trạng ngữ chỉ:
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ nguyên nhân
D. Chỉ mục đích
Câu 5. Trong đoạn văn có các từ (liệt kê mỗi loại ba từ)
- Động từ: …………………………………………
- Tính từ: ………………………………………….
Câu 6. Các từ “tròn xoe, ấm áp, hiền hòa” là tính từ đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Câu 7. Đặt câu với các từ: “ấm áp”, “hiền hòa”.
Câu 8. Viết đoạn văn miêu tả khoảng 5 – 7 câu (đề tài tự chọn) có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
Câu 2. Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
Đề 5
Phần I: ĐỌC – HIỂU (2 điểm)
Đọc- hiểu ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn – nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng hơn cả khối lượng cá. Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, số lượng túi nilon, chai nhựa, ly nhựa, ống hút, hộp xốp, ... được sử dụng nhiều vượt trội so với các nước khác. Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và động xấu đến sức khỏe con người.
(Theo báo Tuổi trẻ, thời nay)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính củ đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 2. Thông tin chính mà đoạn trích đem đến cho độc giả là gì?
A. Thực trạng và tác hại của rác thải nhựa.
B. Tác hại của rác thải nhựa.
C. Thực trạng của rác thải nhựa
D. Biện pháp xử lí rác thải nhựa.
Câu 3. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện qua đoạn trích?
A. Sử dụng phép liệt kê về tác hại của rác thải nhựa.
B. Sử dụng nhiều số liệu cụ thể để làm tăng tính thuyết phục của vấn đề được nói tới.
C. Sử dụng phép so sánh làm nổi bật tình trạng rác thải nhựa.
D. Sử dụng phép nhân hóa làm tăng tính thuyết phục về tác hại của rác thải nhựa.
Câu 4. Cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống?
A. Ảnh hưởng tiêu cực hệ sinh thái
B. Làm ô nhiễm môi trường nước
C. Tác động xấu đến sức khỏe con người
D. Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người
Câu 5. Việt Nam là một quốc gia có số lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới vì sao?
A. Ý thức xả rãi bừa bãi của người dân.
B. Đồ nhựa rẻ, tiện dụng nên dân hay sử dụng
C. Nhà nước chưa xử phạt nghiêm khắc
D. Ý thức dân chưa tốt, nhà nước chưa nghiêm khắc xử phạt nghiêm khắc.
Câu 6. Tại sao rác thải nhựa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người?
A. Gây nhiều bệnh nguy hiểm.
B. Gây bệnh về mắt.
C. Gây bệnh về đường hô hấp.
D. Gây bệnh ung thư.
Câu 7. Trên thế giới rác thải nhựa có xu hướng:
A. Giữ nguyên
B. Ngày càng giảm
C. Ngày càng tăng
D. Vừa phải
Câu 8. Từ “quốc gia” là từ thuần Việt hay Hán Việt?
A. Thuần Việt
B. Hán Việt
C. Thuần Việt và Hán Việt
D. Không là gì.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (8 điểm)
Câu 1. Những thông tin về tác hại của rác thải nhựa có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?
Câu 2. Viết một đoạn văn từ 7-10 dòng trình bày suy nghĩ của mình về các giải pháp để giảm rác thải nhựa hiện nay.
Câu 3. Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Đề 6
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀU
Bây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày, cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.
Những buổi chiều, cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao, tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm – những ước mơ. Những ước mơ mà cậu bé cất giữ từ trong một góc trái tim. Những ước mơ của một cô bé nào đó…
Tại sao? Tại sao cậu bé lại giữ lấy ước mơ của cô bé? Tại sao cậu bé lại tạo ra tôi? Có rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra trong tôi mà tôi không biết được câu trả lời. Những khi ở trên cao, lười bay lượn, tôi len lén nhìn xuống thì thấy đôi mất cậu bé sáng lắm.
Cậu nói gì đó như là: “Bay cao nhé, ước mơ thiên thần của tôi…!”
(Trích dẫn Sống đẹp tập II)
Câu 1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản tự sự
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. A và B đúng
Câu 3. Nhân vật tôi trong tác phẩm là ai?
A. Cậu bé
B. Cô bé
C. Tác giả
D. Cánh diều
Câu 4. Đáp án nào định nghĩa đúng nhất về nghĩa của từ ước mơ?
A. Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát vọng, mong muốn đạt được
B. Ước mơ là cánh cửa dẫn đến một thế giới khác. Một thế giới mênh mông, rộng lớn
Câu 5. Tìm 3 cụm danh từ được sử dụng trong đoạn văn
Câu 6. Những khi ở trên cao, lười bay lượn, tôi len lén nhìn xuống thì thấy đôi mắt cậu bé sáng lắm. Em hãy tưởng tượng cánh diều đã cảm nhận được điều gì qua đôi mắt sáng lắm của cậu bé.
Câu 7. Theo em vì sao cánh diều thường được xem là biểu tượng của những ước mơ?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ mơ ước của mình trong tương lai.
Câu 2. Nhập vai một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích kể lại câu chuyện.
Đề 7
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?
A. Thánh Gióng
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C. Chuyện cổ nước mình
D. Ai ơi mồng 9 tháng 4
Câu 2. Trong văn bản Xem người ta kìa, khi bị so sánh với người khác, tác giả đã đưa ra ý kiến gì?
A. Mọi người đều giống nhau
B. Mỗi người đều chung nòi giống
C. Mỗi người đều khác nhau
D. Mỗi người đều có lòng tự trọng
Câu 3. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Câu 4. Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?
A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết (Xuân Diệu)
B. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khác… (Thạch Lam)
C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tya sai của nghị Hách cả (Vũ Trọng Phụng)
D. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà (Nam Cao)
Câu 5. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước
B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử
C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Bài tập làm văn?
A. Lời kể đặc sắc, hài hước
B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục
C. Sử dụng giọng điệu tha thiết, giàu cảm xúc
D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
Câu 7. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?
A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
Câu 8. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
C. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 9. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc?
A. Dựng nước
B. Giữ nước
C. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
D. Đấu tranh chống thiên tai
Câu 10. Người nói cần dựa vào đâu để lựa chọn trật tự từ phù hợp?
A. Thời gian giao tiếp
B. Yêu cầu của giao tiếp
C. Chọn theo sở thích
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
A. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 12. Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?
A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị trước
B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể
C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói
D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
Câu 2. Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Đề 8
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Yếu tố nào không phù hợp với biên bản?
A. Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể
B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan
C. Lời văn ngắn gọn, chính xác
D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ
Câu 2. Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuộc thể loại nào?
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản thông tin
C. Truyện ngắn
D. Kịch
Câu 3. Nghệ thuật được sử dụng trong Ai ơi mồng 9 tháng 4 là gì?
A. Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng
B. Lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động
C. Sử dụng thành công biện pháp ước lệ tượng trưng
D. Giọng điệu thiết tha, nhiều cảm xúc
Câu 4. Ai là tác giả văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống?
A. Thái Bá Dũng
B. Hà My
C. Văn Quang, Văn Tuyên
D. Hồ Thanh Trang
Câu 5. Trong bài thơ Trái Đất, thái độ của tác giả đối với những kẻ hủy hoạt Trái Đất là gì?
A. Sợ hãi
B. Căm phẫn
C. Ngưỡng mộ
D. Không quan tâm
Câu 6. Việc viết bài văn trình bày ý kiến từ một cuốn sách áp dụng với thể loại nào?
A. Thơ
B. Kịch
C. Văn xuôi
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
B. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
C. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt giặc
D. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
Câu 8. Đâu không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện?
A. Sử dụng ngôi tường thuật phù hợp
B. Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh
C. Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu
D. Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại
Câu 9. Ý nào dưới đây không được nhắc đến trong văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống?
A. Rừng bị thu hẹp lại
B. Đại dương bị khai thác quá mức
C. Dân số ngày càng đông đúc
D. Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ
Câu 10. Đáp án nào dưới đây không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản?
A. Tóm tắt đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản
B. Thể hiện được nội dung chi tiết của văn bản
C. Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản
D. Sử dụng các từ khóa, cụm từ
Câu 11. Mục đích của việc viết biên bản là gì?
A. Làm chứng cứ để minh chứng cho các sự kiện diễn ra trong thực tế
B. Đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết
C. Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên liên quan
D. Thông báo cho nhiều người được biết về sự kiện vừa diễn ra
Câu 12. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Tương thân tương ái
B. Yêu nước
C. Đoàn kết
D. Tất cả đáp án trên
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống (viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng)
Câu 2. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em.
Đề 9
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Ai ơi mồng 9 tháng 4 được trích từ báo nào?
A. Dân tộc và miền núi
B. Hà Nội mới
C. Thanh niên
D. Tuổi trẻ
Câu 2. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
A. Tinh thần quận cường chống giặc ngoại xâm
B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Câu 3. Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?
A. Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp
B. Không được cầm theo bất cứ thứ gì
C. Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp
D. Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo
Câu 4. Đâu không phải yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
A. Sử dụng ngôi tường thuật phù hợp
B. Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại
C. Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu
D. Sử dụng lời văn bay bổng, mượt mà, giàu hình ảnh
Câu 5. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết
A. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
B. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
C. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
D. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
Câu 6. Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tả) biểu thị điều gì?
A. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
B. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 7. Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
A. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu
B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu
D. Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu
Câu 8. Khi nghe kể lại một câu chuyện truyền thuyết xong, người nghe cần rút ra điều gì?
A. Hiểu và nắm được nội dung chính của câu chuyện
B. Rút ra được yếu tố sáng tạo trong lời kể của người khác
C. Thái độ nghe kể chuyện phù hợp
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?
A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn
B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề
C. Để mọi người hiểu được quan điểm của em và nhìn nhận rõ hơn các khía cạnh của vấn đề
D. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến
Câu 10. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh diễn ra vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?
A. Thời đại Văn Lang – Âu Lạc
B. Thời nhà Lí
C. Thời nhà Trần
D. Thời nhà Nguyễn
Câu 11. Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 trình bày về lễ hội gì của dân tộc ta?
A. Lễ hội cầu ngư
B. Lễ hội Ka-tê
C. Lễ hội Gióng
D. Lễ hội đua voi
Câu 12. Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học gì?
A. Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình
B. Phải biết đề cao, cảnh giác
C. Đề cao lòng nhân ái của con người
D. Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường?
Câu 2. Kể về một thầy (cô) giáo mà em quý mến.
Đề 10
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Văn bản Xem người ta kìa nghị luận về một quan điểm sống, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Tự sự
Câu 3. Sự kiện nào của người anh không xuất hiện trong truyện Cây khế?
A. Chia cho người em gian nhà lụp xụp
B. Bẻ gãy chân chim
C. May túi to như tay nải lớn
D. Bị sóng cuốn đi
Câu 4. Bài thơ Trái Đất viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?
A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước
B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể
C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói
D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói.
Câu 6. Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì?
Chọn đáp án không phù hợp.
A. Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng
B. Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ
C. Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ
D. Xác định từ khóa, ý chính của từng phần, đoạn
Câu 7. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn nào?
A. Văn miêu tả
B. Văn biểu cảm
C. Văn kể chuyện
D. Văn thuyết minh
Câu 8. Xem người ta kìa là văn bản thuộc thể loại?
A. Văn bản nghị luận
B. Tiểu thuyết
C. Hồi kí
D. Kịch
Câu 9. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là:
A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó
B. Dùng sơ đồ để trình bày câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó
C. Đọc lại câu chuyện cổ tích mà mình đã viết trước đó
D. Dùng ngôn ngữ nói, đóng vai nhân vật nào đó và kể lại câu chuyện cổ mà mình đã biết
Câu 10. Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân, hãy cho biết cụm từ trong câu nào là trạng ngữ?
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh…
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít
c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân
d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
A. Câu a
B. Câu b
C. Câu c
D. Câu d
Câu 11. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa?
A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục
B. Lời văn giàu hình ảnh
C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục
D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
Câu 12. Mục đích của bài tập giáo viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?
A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn
C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết
D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
Câu 2. Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
BÀI 6
Unit 7: Movies
Chủ đề 5. Em với gia đình
Đề thi học kì 1
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6