Đề 1
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Bốn chữ
C. Lục bát
D. Tự do
2. Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm của cha mẹ với con cái.
B. Tình cảm của ông bà với con cháu.
C. Tình cảm thầy trò.
D. Tình cảm bạn bè
3. Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
4. Tác dụng của phép tu từ trong câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” là?
A. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha
B. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người mẹ
C. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người ông
D. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người bà
Câu 2 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Niềm vui của mỗi người có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ vấn đề trên.
Câu 2 (5 điểm): Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể
Đề 2
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
HÃY CƯỜI LÊN
Trong tiếng Anh từ “smile” có nghĩa là nụ cười, thế bạn có biết nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào không?
- Sweet: ngọt ngào
- Marvellous: tuyệt vời
- Immensely likeable: vô cùng đáng yêu
- Loving: đằm thắm
- Extra special: thành phần phụ quan trọng.
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ sống thế nào khi không biết cười? Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếu không có nụ cười?
Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn… Nụ cười là thứ tài sản quý giá mà không phải ai cũng dễ dàng có được nếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó… Hãy tạo cho mình nụ cười bằng những việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!
(Nguồn dẫn, Sống đẹp, những câu chuyện bổ ích tập 2,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
2. Trong tiếng Anh, từ nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào?
A. ngọt ngào, tuyệt diệu
B. vô cùng đáng yêu, đằm thắm
C. thành phần phụ quan trọng
D. Tất cả đáp án trên
3. Câu văn sau có phải là câu mở rộng vị ngữ không: Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn
A. Đúng
B. Sai
4. Từ “nụ cười” thuộc từ loại nào?
A. Động từ
B. Danh từ
C. Tính từ
D. Quan hệ từ
Câu 2 (1 điểm): Nhan đề của văn bản là gì?
Câu 3 (1 điểm): Theo tác giả, nụ cười đem lại lợi ích gì cho con người?
Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với ý kiến: Nụ cười là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người, nụ cười là thứ tài sản quý giá. Vì sao?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích
Đề 3
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8.
Câu 1 (0.5 điểm): Thể loại của đoạn trích trên là:
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ
Câu 3 (0.5 điểm): Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 4 (0.5 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 5 (0.5 điểm): Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 6 (0.5 điểm): Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”
A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ
Câu 7 (0.5 điểm): Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?
A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình
Câu 8 (0.5 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”
Nhím……………. cho Thỏ.
A. Lo sợ
B. Lo lắng
C. Lo âu
D. Lo ngại
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.
Câu 2 (5 điểm): Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đề 4
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra
Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?
A. Em bé thông minh
B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Giồng cháu tiên
Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?
A. Hả hê
B. Héo mòn
C. Khanh khách
D. Vui cười
Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
Câu 4. Truyền truyền thuyết là ?
A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh.
D. Là những người thông minh.
Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?
A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miên tả.
D. Thêm một vài chi tiết.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.
Câu 2 (7 điểm): Hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên.
Đề 5
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1: Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Huy Cận
C. Nguyễn Duy
D. Chế Lan Viên
Câu 2: Bài thơ thuộc thể thơ
A. Lục bát
B. Thơ năm chữ
C. Thơ tự do
D. Thơ song thất lục bát
Câu 3: Hình ảnh nào được nhắc tới trong đoạn thơ sau:
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
A. Măng non
B. Cành
C. Lá
D. Hoa
Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ
A. Điệp ngữ
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Chơi chữ
Câu 5: Hình ảnh búp măng non mang biểu tượng cho lứa tuổi nào?
A. Tuổi thanh niên
B. Tuổi trung niên
C. Tuổi già
D. Tuổi thiếu niên, nhi đồng
Câu 6: Nêu tác dụng của dấu ba chấm (…)
A. Khẳng định tre trường tồn với thời gian
B. Ngăn cách giữa các vế câu
C. Dùng để liệt kê
D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến
Câu 7: Giải thích nghĩa của thành ngữ: tre già măng mọc
Câu 8: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (5 – 7 dòng)
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6