Đề 1
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Nguyễn Du
C. Tô Hoài
D. Phạm Tiến Duật
Câu 2. Chi tiết nào thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt
B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp
C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng
D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ
Câu 3. Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là:
A. Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
B. Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
C. Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Cụm danh từ là gì?
A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hai sai?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. “Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế”.
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho
B. Muốn được trường sinh bất tử
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn, đe dọa nào”
D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Câu 8. Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
A. Em mơ về một mái ấm gia đình
B. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình
C. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa
D. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm
Câu 9. Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?
A. Đất rừng phương Nam
B. Quê ngoại
C. Dế Mèn phiêu lưu kí
D. Tuyển tập Tô Hoài
Câu 10. Câu thơ sau dử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng
D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 11. Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?
A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Câu 12. Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?
“Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”
(Cô bé bán diêm)
A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết
B. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
C. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
D. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Đề 2
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai?
A. Ông lão đánh cá
B. Con cá
C. Bà vợ
D. Biển
Câu 2. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Trong thời kì chống Pháp
C. Thời kì chống Mĩ
D. Khi đất nước hòa bình
Câu 3. Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?
A. Sống tiết kiệm
B. Quan tâm, yêu thương mọi người
C. Cần vù trong lao động
D. Khiêm tốn
Câu 4. Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đời nương
A. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
B. Chỉ người lao động
C. Chỉ công việc lao động
D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
Câu 5. Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?
A. Tăng tiến, tượng trưng
B. So sánh, liệt kê
C. Tăng tiến, hoán dụ
D. Tăng tiến, liệt kê
Câu 6. Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?
A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Câu 7. Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản
A. 4 kiểu
B. 5 kiểu
C. 6 kiểu
D. 7 kiểu
Câu 8. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?
Chọn đáp án không đúng.
A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ
B. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ
C. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả
D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ
Câu 9. Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?
A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
B. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
C. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
D. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
Câu 10. Câu sau có mấy cụm danh từ?
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng”.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 11. Tình cảm nổi bật trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ là tình cảm gì?
A. Tình yêu quê hương, đất nước
B. Tình cảm gia đình
C. Tình bạn
D. Tình cảm đối với nhân dân và các chiến sĩ cách mạng
Câu 12. Cụm danh từ là gì?
A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
D. Tất cả đáp án trên
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Đóng vai cá vàng kể lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Đề 3
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?
A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm
B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu
C. Biện pháp so sánh
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Trong bài thơ Lượm, chú bé Lượm đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?
A. Khi chú bé bệnh hiểm nghèo
B. Khi chú bé bị giặc tra tấn
C. Khi chú bé đang làm nhiệm vụ
D. Khi chú bé đang chơi đùa cùng bạn
Câu 3. Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì?
A. Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống
B. Cải thiện đời sống tinh thần
C. Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ (…)
(…) chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ,
Nhặt những quả thông già
Hát líu lo, líu lo.
A. Hổ con
B. Gấu mẹ
C. Gấu con
D. Nai con
Câu 5. Lý do Bác không ngủ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là?
A. Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường
B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở trường
C. Bác lo lắng cho chiến dịch
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Đâu không phải từ Hán Việt?
A. Xã tắc
B. Đất nước
C. Sơn thủy
D. Giang sơn
Câu 7. Bài thơ “Lượm” viết về đối tượng nào?
A. Chú bé liên lạc
B. Thanh niên xung phong
C. Lãnh đạo cách mạng
D. Người nông dân
Câu 8. Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin
Câu 9. Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 10. Nội dung chính của văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? là gì?
A. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt
B. Nêu lên hiện trạng bạo hành động vật
C. Nhắc nhở con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
D. Nêu lên lợi ích của việc nuôi thú cưng
Câu 11. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
A. Gia vị
B. Gia tăng
C. Gia sản
D. Tham gia
Câu 12. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy kể về một lần em mắc lỗi.
Đề 4
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả dẫn ra khu vực nào ở nước ta khan hiếm nguồn nước?
A. Thanh Hóa, Nghệ An
B. Lê Chân, Hải Phòng
C. Đồng Văn, Hà Giang
D. Đông Anh, Hà Nội
Câu 2. Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? đã kết luận việc nuôi vật nuôi có những lợi ích gì?
A. Giúp trẻ học nhiều kĩ năng sống
B. Cải thiện đời sống tinh thần
C. Có thêm một “người bạn” chia sẻ thời thơ ấu
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
A. Xã tắc
B. Ngựa đá
C. Âu vàng
D. A và C đúng
Câu 4. Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?
A. Gấu con chân vòng kiềng
B. Lượm
C. Cô bé bán diêm
D. Khan hiếm nước ngọt
Câu 6. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây:
Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to.
(Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn)
A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
C. Bài học nhận thức cho con người
D. Phương pháp để tạo nguồn nước ngọt
Câu 7. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây:
Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
(Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn)
A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
C. Bài học nhận thức cho con người
D. Phương pháp để tạo nguồn nước ngọt
Câu 8. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
A. Binh khí mới
B. Người lính mới
C. Con người mới
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã phủ nhận quan điểm nào?
A. Nước ngọt là nguồn vô tận
B. Nước ngọt không vô tận
C. Nước mặn không vô tận
D. Nước mặn là nguồn vô tận
Câu 10. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là:
A. Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
B. Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua đã trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
C. Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn?
A. Tự tin, dũng cảm
B. Khệnh khạng, xem thường mọi người
C. Hung hăng, ác độc
D. Tự phụ, kiêu căng
Câu 12. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả cho biết nước ngọt trên hành tinh chủ yếu phân bố ở đâu?
A. Các sa mạc lớn
B. Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a
C. Những nơi có dân cư sinh sống
D. Trong các thành phố lớn
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy kể lại một sự việc mà em chứng kiến và nhớ mãi.
Đề 5
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định con người nên làm thế nào để động vật cũng có quyền sống như con người?
A. Thay đổi suy nghĩ
B. Bảo vệ Trái Đất
C. Hiểu về động vật
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Văn bản Cô bé bán diêm gửi gắm thông điệp gì?
A. Bài học về tình yêu thương
B. Bài học về đức tính trung thực
C. Bài học về lòng tự trọng
D. Bài học về tinh thần đoàn kết
Câu 3. “Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế”.
(Cô bé bán diêm)
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho
B. Muốn được trường sinh bất tử
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nào”
D. Được gặp bà và sống yên vui trong lòng bà
Câu 4. Chữ “thiên” trong từ nào dưới đây không có nghĩa là “trời”?
A. Thiên lí
B. Thiên kiến
C. Thiên hạ
D. Thiên thanh
Câu 5. Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, đâu không phải dẫn chứng mà tác giả nêu trong bài khi nhắc đến cách đối x của con người với động vật trong vài thập kỉ này?
A. Số lượng các loài động vật giảm đi rõ rệt, nhiều loài trên nguy cơ tuyệt chủng
B. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại
C. Nhiều loài bị con người đưa vào thí nghiệm biến đổi gen
D. Nhiều loài bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát
Câu 6. Dế Choắt trước khi chết nói gì với Dế Mèn?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân
C. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình
D. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình
Câu 7. Trong văn bản Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
A. Em mơ về một mái ấm gia đình
B. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình
C. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa
D. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm
Câu 8. Nhận định nào nói đúng về nội dung của truyện Cô bé bán diêm?
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
A. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
B. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
D. Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
A. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau
B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm
D. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
Câu 11. Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:
A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành
B. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
C. Đoạn văn bao gồm một ahy nhiều câu
D. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu
Câu 12. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu.
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ sau: "Đêm nay Bác không ngủ", "Lượm", "Gấu con chân vòng kiềng".
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG - SBT
Chủ đề 9. TÔN TRỌNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
Writing
CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT
GIẢI LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6