Ôn tập hè Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Chủ đề 3. Ôn tập truyện kể, truyện ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lý thuyết
Đề bài
Hướng dẫn giải
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lý thuyết
Đề bài
Hướng dẫn giải

Lý thuyết

1.Lý thuyết truyện kể, truyện ngắn

Yếu tố

Truyện kể

Truyện ngắn

Khái niệm

Là dẫy sự kiện, tình huống  xung đột (các hành vi, vị thế, bao gồm cả vị thế mâu thuẫn,  trạng thái của các nhân vật)

Thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.

Đặc điểm

Biểu hiện qua lối văn trần thuật

Có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang

Nhân vật

- Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…)

- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nahan vật với bản thân và thế giới xung quan

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại

- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật

 

2. Khái quát nội dung chính các văn bản

Văn bản

Tác giả

Xuất xứ

Nội dung chính

Giá trị nghệ thuật

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh (1959)

Là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen (1805-1875)

Trích trong tác phẩm Cô bé bán diêm

Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.

- Trí tưởng tượng bay bổng.

- Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam (1910-1942)

Trích trong tập Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn

Qua câu chuyện cho áo và cho vay tiền mua áo, Thạch Lam ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

Đề bài

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào.

b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

d. Nếu là người anh trong tình huống này, em sẽ cư xử thế nào?

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình?

Câu 3: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt (...). Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa.”

                                                                                       (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?

b. Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?

Câu 4: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”

(Trích “Cô bé bán diêm”, An-đéc-xen)

a. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b. Tìm 2 cụm danh từ có trong đoạn trích.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 5: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi; Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.”

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

a. Từ “hanh” trong đoạn trích có nghĩa là gì?

b. Nêu nội dung đoạn trích

Câu 6: Đọc văn bản Gió lạnh đầu mùa, điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Các nhân vật

Phẩm chất

Chị Lan

 

 

 

Mẹ Sơn

 

 

 

 

 

 

 

Hiên và những đứa trẻ ở dãy nhà lá

 

 

 

 

 

Mẹ Hiên

 

 


Hướng dẫn giải

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào.

b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

d. Nếu là người anh trong tình huống này, em sẽ cư xử thế nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.

b. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

c. Nội dung chính: Khắc họa tâm trạng và cách hành xử của người anh khi tài năng của em gái được mọi người phát hiện.

d. Nếu là người anh trong tình huống này, em sẽ cảm thấy vui mừng, cổ vũ, động viên và tạo điều kiện cho em mình phát triển tài năng.

Câu 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng:

- So sánh: Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

- Liệt kê: là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ

b. Nội dung chính: Bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương và tâm trạng người anh khi nhìn bức tranh đó.

c. Bài học: Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

Câu 3:

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt (...). Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa.

                                                                                       (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?

b. Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự

b.

* Sự khác nhau trong cách viết của 2 câu văn đã cho:

 - Câu thứ 1: “Họ đã về chầu thượng đế”: Dùng cách nói giảm nói tránh.

 - Câu thứ 2: “Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa”: Không dùng cách nói giảm nói tránh.

* Hiệu quả của cách viết đó:

- Câu 1: Tránh sự nặng nề, tạo cảm giác nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lí và khát khao của nhân vật, sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn.

- Câu 2: Nổi bật bi kịch, tăng tiếng nói tố cáo, bức thông điệp gửi đến người đọc càng sâu sắc hơn.

Câu 4:

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”

(Trích “Cô bé bán diêm”, An-đéc-xen)

a. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b. Tìm 2 cụm danh từ có trong đoạn trích.

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích: tự sự, miêu tả

b. Cụm danh từ: một em gái, những bao diêm

c. Nội dung chính: Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của những người xung quanh trước cái chết đó.

Câu 5:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi; Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.”

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

a. Từ “hanh” trong đoạn trích có nghĩa là gì?

b. Nêu nội dung đoạn trích

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

a. Từ “hanh” trong đoạn trích nghĩa là thời tiêt khô và và hơi lạnh

b. Nội dung chính: Cảm nhận của nhân vật Sơn về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng ngày đầu mùa đông.

Câu 6:

Đọc văn bản Gió lạnh đầu mùa, điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Các nhân vật

Phẩm chất

Chị Lan 
Mẹ Sơn 
Hiên và những đứa trẻ ở dãy nhà lá 
Mẹ Hiên 

 

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết, nhân vật

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật

Phẩm chất

Chị Lan

- Yêu thương em trai: là người đầu tiên em gọi khi tỉnh dậy; luôn nhẹ nhàng, an ủi, động viên

- Yêu thương những đứa trẻ nghèo: chạy về lấy áo cho Hiên

Mẹ Sơn

-Yêu thương con:

+ Qua hành động mặc áo ấm cho con, không trách mắng con về chuyện đưa cái áo kỉ vật cho Hiên

+ Khi nhắc đến Duyên, mẹ rơm rớm nước mắt

-Yêu thương mọi người:

+ Việc mẹ lấy lại áo hay giận vì Sơn đưa áo cho Hiên không phải sự ích kỉ. Chỉ vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho

+ Biết hoàn cảnh gia đình Hiên, cho vay tiền để mua áo ấm. Không chỉ nhà Liên mà đa phần những người nghèo khổ đề cho vay mượn.

Hiên và những đứa trẻ ở dãy nhà lá

- Nghèo khổ: ở dãy nhà lá tồi tàn, không có áo ấm mặc, không dám tiến lại gần

- Biết thân phận của mình: khi thấy Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập

- Ngưỡng mộ tấm áo mới của Sơn: sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn

Mẹ HiênHiểu chuyện, có lòng tự trọng: Đem trả áo ngay
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved