Bài tập 1
Em hãy viết cảm xúc của những người trong tranh và trả lời câu hỏi.
Hình ảnh: Trang 38 VBT
Dựa vào đâu em biết được cảm xúc của những người trong tranh.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Vui mừng, bất ngờ Khó chịu, ghen tị Vui mừng
Vui mừng, hạnh phúc Khó chiu, giận dữ Vui mừng, phấn khích
- Em biết được cảm xúc của những người trong tranh qua: hành động, lời nói, cử chỉ, nét mặt, khuôn miệng.
Bài tập 2
Em hãy nối hình quả táo vào mỗi giỏ cảm xúc sao cho phù hợp.
Hình ảnh: Trang 38 VBT
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Bài tập 3
Hãy nêu các lợi ích của cảm xúc tích cực mà em biết.
Hình ảnh: Trang 39 SGK.
a) Đối với bản thân.
b) Đối với người xung quanh.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
a) Đối với bản thân: ảm thấy yêu đời, thoải mái, lạc quan; làm việc, học tập hiệu quả hơn; được bạn bè quý mến.
b) Đối với người xung quanh: không khí của mọi người xung quanh trở nên tươi vui hơn; họ sẽ thoải mái khi tiếp xúc với bạn; xã hội phát triển văn minh hơn.
Bài tập 4
Có những cách nào để thể hiện cảm xúc. Em hãy vẽ các hình minh họa các cách thể hiện cảm xúc.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu.
- Vẽ.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
* Các cách thể hiện cảm xúc:
- Cử chỉ: nhảy lên, tay ôm lấy ngực, hành động thể hiện sự vui mừng, ngân nga một bài hát, ...
- Nét mặt: tươi vui, hạnh phúc, bất ngờ, miệng cười tươi, buồn, giận dữ, ..
- Lời nói: Tuyệt!, Thật tuyệt!, rất vui, rất thích, Thật hạnh phúc!, Thật bực mình!
- Viết ra những lời chứa đầy cảm xúc hạnh phúc, yêu thương, thích thú, bất ngờ, phấn khởi.
* Một số hình minh họa:
Bài tập 5
Hãy nêu cách xử lí phù hợp với mỗi tình huống dưới đây:
Tình huống 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Em sẽ thể hiện cảm xúc khi đó như thế nào?
Tình huống 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Em sẽ thể hiện cảm xúc khi đó như thế nào?
Phương pháp giải:
- Phân tích tình huống.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Em sẽ: viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.
Tình huống 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Em sẽ: nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.
Bài tập 6
Em đã thực hiện những cách thể hiện cảm xúc tích cực dưới đây như thế nào? (Đánh dấu + vào ô phù hợp).
Cách thể hiện cảm xúc | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ |
Cười vui | |||
Nhảy múa | |||
Hát | |||
Viết nhật kí |
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Tùy thuộc vào mỗi học sinh. Ví dụ:
Cách thể hiện cảm xúc | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ |
Cười vui | + | ||
Nhảy múa | + | ||
Hát | + | ||
Viết nhật kí | + |
Chủ đề 2. Sáng tạo với nét vẽ
Chủ đề 7. Giai điệu quê hương
Chủ đề 10. Đồ chơi từ tạo hình con vật
Chủ đề 4. NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
Bài tập cuối tuần 23