Bài tập 1
Tô màu vào thể hiện cách kiềm chế cảm xúc mà em đồng tình.
Hình ảnh: Trang 41 VBT
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Bài tập 2
Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 42 VBT
a. An đã làm gì để vượt qua nỗi buồn.
b. Em hãy nhận xét về cách vượt qua nỗi buồn của An.
Phương pháp giải:
- Đọc – Hiểu.
- Thảo luận nhóm.
Lời giải chi tiết:
a. An đã vượt qua nỗi buồn bằng các cách: hít thở thật sâu, đọc truyện cười hoặc nghe nhạc, tâm sự với bạn thân, bố mẹ hoặc viết ra những điều khiến An buồn, lo lắng, sợ hãi,…
b. Cách vượt qua nỗi buồn vủa An rất tích cực, hợp lí và hữu ích.
Bài tập 3
Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 43 VBT
a. Vì sao Hải đánh Minh.
b. Việc làm của Hải đã gây ra hậu quả gì?
c. Khi tức giận, em nên làm gì?
Phương pháp giải:
- Đọc – Hiểu.
- Thảo luận nhóm.
Lời giải chi tiết:
a. Hải đánh Minh vì lúc Hải đi qua cửa lớp 2B thì Minh đã trêu bạn và giơ chân ngáng làm bạn ngã.
b. Việc làm của Hải đã khiến cả hai bạn bị đau.
c. Khi tức giận, em nên cố gắng bình tĩnh, hít thở thật sâu, nắm chặt hai tay để nguôi bớt cơn giận.
Bài tập 4
Theo em, điều gì sẽ xảy ra khi:
Hình ảnh: Trang 44 VBT
Phương pháp giải:
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Quá lo sợ khi thực hiện một việc gì đó: sẽ không dám làm việc đó nữa, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Nói/làm gì đó khi đang tức giận: sẽ dễ nói sai/làm sai, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và mọi người.
- Luôn buồn rầu, chán nản: sẽ gây tâm trạng tiêu cực, không thoải mái, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, học tập và mọi người xung quanh.
- Luôn vui vẻ, lạc quan: tâm trạng thoải mái hơn, tích cực hơn, mọi việc thuận tiện hơn, tạo cảm giác vui vẻ cho mọi người.
Bài tập 5
Hãy viết ra ba cách em thường làm để vượt qua sự lo lắng, sợ hãi.
Hình ảnh: Trang 44 VBT
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Ba cách em thường làm để vượt qua sự lo lắng, sợ hãi:
- Suy nghĩ tích cực rằng mình sẽ vượt qua được sự lo lắng, sợ hãi đó.
- Tâm sự với bố mẹ, bạn bè, thầy cô.
- Ăn một viên kẹo ngọt.
Bài tập 6
Vẽ các khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.
Hình ảnh: Trang 45 VBT
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Vẽ.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn vẽ: Học sinh có thể vẽ lần lượt theo trình tự:
- Khuôn mặt thứ nhất vẽ cảm xúc vui: mắt tỏ vẻ hạnh phúc, đôi môi nở nụ cười tươi, đôi má hơi ửng hồng.
- Khuôn mặt thứ hai vẽ cảm xúc buồn: ánh mắt trĩu xuống, đôi môi không cười, giọt nước mắt rơi.
- Khuôn mặt thứ ba vẻ cảm xúc sợ hãi: khuôn mặt lo lắng, biến sắc.
REVIEW 1
TIẾNG VIỆT 2 TẬP 1 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Unit 6: Around town
Chủ đề 1. Sắc màu âm thanh
UNIT: GOODBYE