1. Nội dung câu hỏi:
Nêu tiền đề xã hội của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
2. Phương pháp giải:
Dựa vào mục 1 SGK trang 7 để nêu tiền đề xã hội.
3. Lời giải chi tiết:
- Tiền đề xã hội dẫn đến cách mạng tư sản Anh:
+ Sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới. Sự phát triển của các ngành công - thương nghiệp cũng tạo điều kiện
cho sự lớn mạnh của giai cấp tư sản. Đến giữa thế kỉ XVII, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới ở Anh tuy có thế lực về kinh tế, nhưng lại không có địa vị chính trị tương xứng, lại bị chính quyền
phong kiến chuyên chế kìm hãm, do đó họ đã tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.
+ Bên cạnh đó, giai cấp nông dân, tầng lớp bình dân thành thị,.. ở Anh bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc, nên họ sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý
tộc mới để làm cách mạng.
- Tiền đề xã hội dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
+ Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa trong các đồn điền đã đưa đến sự hình thành của tầng lớp chủ nô giàu có ở các bang thuộc miền nam Bắc Mỹ. Trong khi đó, ở các bang miền bắc, sự
phát triển của các ngành công - thương nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của giai cấp tư sản. Đến cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô ở Bắc Mỹ tuy có thế lực về kinh tế,
nhưng lại không có địa vị chính trị tương xứng, lại bị chính quyền thực dân Anh kìm hãm, do đó họ đã tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.
+ Bên cạnh đó, những chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do của nhân dân Bắc Mỹ, khiến cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Bắc Mỹ với chính quyền
thực dân ngày càng sâu sắc.
- Tiền đề xã hội dẫn đến cách mạng tư sản Pháp: xã hội Pháp được chia thành ba đẳng cấp (Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba) với địa vị chính trị, kinh tế khác nhau:
+ Đẳng cấp Tăng lữ và đẳng cấp Quý tộc chỉ chiếm khoảng gần 2 % dân số nhưng nắm toàn bộ chức vụ quan trọng trong Giáo hội và bộ máy chính quyền.
+ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp như: tư sản, nông dân, bình dân thành thị.... Trong đó: giai cấp tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền
lực chính trị; nông dân và bình dân thành thị chiếm hơn 90% dân số, chịu nhiều áp bức, bóc lột,…
=> Đến cuối thế kỉ XVIII, mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc.
Chủ đề 5. Hoạt động phát triển cộng đồng
Chương 1: Dao động
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Projects 1-4: Presentation/Performance
Chủ đề 5. Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
SGK Lịch sử Lớp 11
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11