Lễ hội truyền thống vùng Duyên hải miền Trung
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
• Kể tên một số lễ hội truyền thống ở vùng Duyên hải miền Trung.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung SGK trang 66.
3. Lời giải chi tiết
- Một số lễ hội truyền thống ở vùng Duyên hải miền Trung là: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
• Trình bày một số nét về một lễ hội ở vùng Duyên hải miền Trung.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung SGK trang 66.
3. Lời giải chi tiết
Nét chính về lễ hội: Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...
- Lễ hội Cầu Ngư:
+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.
+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....
- Lễ hội Ka-tê:
+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).
+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....
Phần mở đầu
Unit 11: Weather
Chủ đề 2. Thủ công kĩ thuật
Unit 7: It isn't cold today!
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
SGK Lịch sử và Địa lí Lớp 4
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Vở bài tập Lịch sử Lớp 4
Vở bài tập Địa lí Lớp 4