Công nghiệp Trung Quốc
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:
- Kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.126, 127).
3. Lời giải chi tiết
- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp
+ Trung tâm công nghiệp Bắc Kinh, có các ngành: sản xuất ô tô, cơ khí, dệt - may, hóa chất, điện tử - tin học, nhiệt điện.
+ Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, có các ngành: hóa chất, điện tử - tin học, đóng tàu, luyện kim đen, luyện kim màu, thực phẩm, chế tạo máy bay.
+ Trung tâm công nghiệp Lan Châu, có các ngành: hóa chất, cơ khí, dệt - may, luyện kim màu, khai thác đồng, khai thác than đá.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Trung Quốc.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.126, 127).
3. Lời giải chi tiết
- Tình hình phát triển chung:
+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8% GDP (2020).
+ Có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.
+ Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.
- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nổi bật:
+ Công nghiệp khai thác than:
▪ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.
▪ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).
+ Công nghiệp sản xuất điện:
▪ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.
▪ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020).
▪ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).
+ Công nghiệp luyện kim:
▪ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.
▪ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...
+ Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:
▪ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
▪ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.
+ Công nghiệp chế tạo:
▪ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.
▪ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Chương III. Điện trường
Chương 4: Hydrocarbon
Unit 7: Healthy lifestyle
Review Unit 1
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11