1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.153, 154).
3. Lời giải chi tiết
- Cách đây hàng nghìn năm, người Việt đã tiến hành khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Hồng để sinh cơ lập nghiệp, thông qua các hoạt động như:
+ Quai đê lấn biển, đào sông, kênh mương.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông để thoát lũ, tiêu úng, lấy nước tưới.
+ Cải tạo các vùng đất hoang vu ven biển mới được bồi đắp để mở rộng diện tích đồng bằng, lấy đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa.
+ Xây dựng nhà cửa để cư trú ổn định, lâu dài; mở mang đường sá, lập các đô thị.
- Để chế ngự nước sông, người dân đồng bằng sông Hồng đã bỏ nhiều công sức để đắp hàng nghìn ki-lô-mét đê điều (cả đê sông và đê biển), thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro do mùa lũ của sông mang lại. Ví dụ:
+ Năm 1108, đời vua Lý Nhân Tông đã tiến hành đắp đê ở phường Cơ Xá để bảo vệ kinh thành Thăng Long.
+ Năm 1248, vua Trần Thái Tông cho đắp đê ở hai bên bờ sông Hồng ở vùng hạ du.
+ Thời vua Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ đã có công quai đê lấn biển, di dân lập ấp xây dựng nên hai vùng đất mới là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa cạn, người dân ở đây đã xây dựng nhiều công trình thuỷ nông, cung cấp nước tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
CHƯƠNG 5. TIÊU HÓA
Bài 7. Xác định mục tiêu cá nhân
Unit 11: Science and technology
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Unit 2: I'd Like to Be a Pilot.
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8