Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Người không biết chữ.
D. Người đang đi công tác xa nhà.
2. Phương pháp giải
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Lời giải chi tiết
Chọn A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
Giải thích: Những người không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp:
- Người bị tước quyền bầu cử theo quy định của Tòa án.
- Người đang bị tạm giam.
- Người đang chấp hành hình phạt tù.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Người nào dưới đây không được thực hiện quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
B. Người công tác ở vùng sâu, vùng xa.
C. Người chưa tốt nghiệp đại học.
D. Người đang nuôi con nhỏ.
2. Phương pháp giải
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Lời giải chi tiết
Chọn A. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Giải thích: Những người không được thực hiện quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp:
- Người chưa đủ 21 tuổi.
- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đang bị khởi tố bị can.
- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Cụ A vì già yếu, không đi lại được nên tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà để cụ bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Theo em. Việc làm của tổ bầu cử đã đảm bảo nguyên tắc nào dưới đây khi thực hiện quyền bầu cử của công dân?
A. Nguyên tắc bình đẳng. B. Nguyên tắc phổ thông.
C. Nguyên tắc trực tiếp. D. Nguyên tắc tự nguyện.
2. Phương pháp giải
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Lời giải chi tiết
Chọn C. Nguyên tắc trực tiếp.
Giải thích: Việc làm của tổ bầu cử trong trường hợp đã đảm bảo nguyên tắc trực tiếp. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ phiếu. Cụ A thuộc trường hợp này.
Bài 5. Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh - Tập bản đồ Địa lí 11
Chủ đề 2. Công nghệ giống vật nuôi
Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu
Unit 1: Friendship - Tình bạn
Unit 7: Things that Matter
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều