Từ một số dụng cụ đơn giản như: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi:
Em hãy thực hiện hai thí nghiệm sau:
– Cố định một đầu của lò xo, gắn vật nặng vào đầu còn lại của lò xo như Hình 1.2a. Kéo vật nặng xuống một đoạn theo phương thẳng đứng và buông nhẹ.
– Cố định một đầu của dây nhẹ không dãn, gắn vật nặng vào đầu còn lại của dây. Kéo vật nặng để dây treo lệch một góc xác định và buông nhẹ.
2. Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết:
Các em tự làm thí nghiệm đơn giản này với các dụng cụ và hướng dẫn đã nêu ở nội dung câu hỏi.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi:
Quan sát và mô tả chuyển động của các vật, nêu điểm giống nhau về chuyển động của chúng.
2. Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát các hiện tượng xảy ra
3. Lời giải chi tiết:
Với con lắc lò xo: Con lắc dao động lên xuống quanh vị trí cân bằng và không vượt qua biên dao động.
Với con lắc đơn: Con lắc chuyển động quanh vị trí cân bằng trong mặt phẳng đứng đi qua điểm treo và vị trí ban đầu của vật và cũng không chuyển động qua biên dao động.
Đặc điểm chung của hai chuyển động là vật chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng và có biên dao động.
Chủ đề 3: Phối hợp kĩ thuật đánh cầu thấp tay
Unit 5: Illiteracy - Nạn mù chữ
Chương 3. Đại cương hóa học hữu cơ
Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1. Trường hấp dẫn
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11