1. Nội dung câu hỏi
Cho hình chóp S.ABC có A’, B’, C’ lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC. Tìm các đường thẳng lần lượt nằm trong, cắt, song song với mặt phẳng (ABC).
2. Phương pháp giải
- Để xác định vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng, ta dựa vào số điểm chung của đường thẳng và mặt phẳng đó.
- Để xác định đường thẳng song song với mặt phẳng, ta sử dụng định lí 1: Nếu đường thẳng $a$ không nằm trong mặt phẳng $(P)$ và song song với một đường thẳng $b$ nào đó nằm trong $(P)$ thì $a$ song song với $(P)$.
3. Lời giải chi tiết
+) Ta có: đường thẳng AB chứa hai điểm A, B thuộc (ABC), suy ra AB ⊂ (ABC).
Tương tự ta có BC ⊂ (ABC), AC ⊂ (ABC)
Vì vậy các đường thẳng nằm trong mặt phẳng (ABC) là: AB, BC, AC.
+) Ta có: đường thẳng SA có điểm A chung với (ABC), duy ra SA cắt (ABC) tại A.
Tương tự ta có: SB, SC lần lượt cắt (ABC) tại B, C.
Vì vậy các đường thẳng cắt mặt phẳng (ABC) là: SA, SB, SC.
+) Ta có: A’B’ // AB mà AB ⊂ (ABC) nên A’B’ // (ABC).
Tương tự ta có: A’C’ // (ABC) và B’C’ // (ABC).
Unit 3: Global warming & Ecological systems
Chương II. Sóng
Unit 4: ASEAN and Viet Nam
Unit 6: Transitions
PHẦN BA. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11