1. Đọc hiểu văn bản: Tác gia Nguyễn Du
2. Đọc hiểu văn bản: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3. Đọc hiểu văn bản: Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh - Nguyễn Du)
4. Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm văn học
7. Củng cố, mở rộng trang 28
8. Thực hành đọc: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
9. Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen - Nguyễn Du)
1. Đọc hiểu văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2. Đọc hiểu văn bản: "Và tôi vẫn muốn mẹ..."
3. Đọc hiểu văn bản: Cà Mau quê xứ
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
6. Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 59
8. Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng
1. Đọc hiểu văn bản: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)
2. Đọc hiểu văn bản: Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai - Ri-sát Oát-xơn - Richard Watson)
3. Đọc hiểu văn bản: Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)
4. Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
6. Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 88
8. Thực hành đọc: Ca nhạc ở Miệt Vườn (Trích Văn minh Miệt Vườn - Sơn Nam)
1. Đọc hiểu văn bản: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
2. Đọc hiểu văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
3. Đọc hiểu văn bản: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy - An-be Anh-xtanh - Albert Einstein)
4. Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)
7. Củng cố, mở rộng trang 119
8. Thực hành đọc: "Làm việc" cũng là "làm người"!
Lời giải phần a
Nội dung câu hỏi:
Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Lời nhờ cậy Thuý Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng đề thể hiện thái độ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn thơ từ câu 719 đến 748 để chỉ ra thái độ nhờ cậy với Thúy Vân được Thúy Kiều và nhận xét giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ.
Lời giải chi tiết:
a. “Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.
Lời giải phần b
Nội dung câu hỏi:
Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:
b. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn thơ từ câu 719 đến 748 để đưa ra những lí lẽ mà Thúy Kiều đã thuyết phục Thúy Vân.
Lời giải chi tiết:
b. Kiều trình bày với em về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa của chị. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua. Nào ai muốn nhìn thấy cha và em trai bị oan trong tù? Nào ai muốn rời bỏ người mình yêu thương khi tình cảm rất mặn nồng? Ta càng thêm thương xót cho nàng Kiều bạc mệnh.
Lời giải phần c
Nội dung câu hỏi:
Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:
c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chỉ tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn thơ từ câu 719 đến 748 để chỉ ra những lời dặn dò và nhận xét về sự nhất quán hoặc không nhất quán khi nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân.
Lời giải chi tiết:
c. Lời trao duyên và dặn dò Thúy Vân:
Duyên này thì giữ vật này của chung. Lời lẽ thiếu chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn với những gì Kiều nới với em khi bày tỏ ước nguyện trao duyên. Trao duyên cho Thúy Vân mà nàng vẫn muốn kỉ vật là “của chung” – như muốn giữ cả phần mình trong đó. Trao "duyên" xong, nhưng lòng Kiều càng nặng trĩu, đầy những giằng xé, những níu kéo, tiếc nuối vô cùng. Lý trí bắt nàng từ bỏ tình yêu với chàng Kim Trọng yêu thương, nhưng trái tim và tình cảm của Kiều lại không cho phép nàng làm vậy.
Lời giải phần d
Nội dung câu hỏi:
Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:
d. Nêu diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lí giải diễn biến tâm lí đó.
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn thơ từ câu 719 đến 748 để chỉ ra diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật.
Lời giải chi tiết:
d. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lí:
- Lời trao duyên và lời thuyết phục Thúy Vân: từ ngữ chọn lọc, hàm súc, cách nói tinh tế, chặt chẽ, cho thấy Kiều rất bình tĩnh, sáng suốt.
- Lời dặn dò khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: lời lẽ, ý tứ thiếu chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn.
- Tâm lí của nhân vật đã biến đổi từ trạng thái tỉnh táo, sáng suốt chuyển thành lúng túng, bối rối, thậm chí có lúc rơi vào ảo giác. Sự đổi thay bắt đầu từ khoảnh khắc Thúy Kiều trao cho Thúy Vân kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,... Mỗi kỉ vật xuất hiện là thêm một lần sống dậy, kỉ niệm đánh thức tình yêu, khiến trái tim lên tiếng, lấn át cả lí trí.
Bài 7. Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển - Tập bản đồ Địa lí 11
Review (Units 5-8)
Đề minh họa số 1
CHUYÊN ĐỀ 2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11