Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong các tình huống dưới đây:
a. Bà D đi chợ về nhưng bỏ quên túi xách ở đâu đó. Khi nhớ ra, bà đi tìm nhưng không thấy và nghi cho cháu H là hàng xóm lấy trộm vì H đang chơi ở sân cùng với các cháu của bà. Bà D đòi vào khám nhà H. Mặc dù H không đồng ý nhưng bà D vẫn xông vào và lục soát.
b. G đến nhà Q mượn sách nhưng không có ai ở nhà. G đứng chờ đến khi Q về thì mới vào nhà bạn để mượn sách.
c. Nghi ngờ anh S lấy trộm tiền của mình, ông X cùng con trai tự ý vào nhà anh S khám xét.
d. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà khám xét mà không chờ chủ nhà đồng ý.
2. Phương pháp giải
Đọc các tình huống và nhận xét hành vi của các chủ thể trong các tình huống đó.
3. Lời giải chi tiết
a. Trong tình huống này, bà D đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân khi tự ý khám xét nhà khi chưa được H đồng ý. Và bà D nghi ngờ cháu H là không có căn cứ.
b. Trong tình huống này, G đã thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, bạn chỉ vào nhà Q khi có người ở nhà và được cho phép.
c. Trong tình huống này, ông X cùng con trai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân khi tự ý vào nhà anh S khám xét. Việc nghi ngờ anh S lấy trộm tiền cũng là hành vi vu khống, không có căn cứ.
d. Trong tình huống này, hai người đàn ông đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân khi tự ý khám xét nhà khi chưa được sự đồng ý của chủ nhà.
Chủ đề 4. Trách nhiệm với gia đình
Chương VI. Bảo vệ môi trường
Bài 8. Lợi dụng địa hình, địa vật
Bài 9. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
CHƯƠNG 2: NITƠ - PHOTPHO
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều