Bài 1
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?
1. Lan bọc sách vở cẩn thận.
2. Để kịp đá bóng cùng các bạn, Bình vội quẳng ngay cặp sách dưới sân trường.
3. Hoa hay làm hỏng đồ chơi.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Em đồng tình với việc làm của bạn Lan vì bạn đã biết cách bảo quản đồ dùng học tập: bọc sách để giữ sách vở luôn đẹp, dán nhãn tên để tránh nhầm lẫn, đồng thời giúp bạn rèn luyện thói quen cẩn thận.
Hình 2:
Em không đồng tình với việc làm của bạn Bình. Vì đây là hành động không biết bảo quản đồ dùng học tập. Cặp sách bị vứt tùy tiện xuống sân trường như vậy sẽ bám rất nhiều bụi bẩn, làm cặp nhanh cũ và bị rách. Hình thành thói quen xấu là tùy tiện quăng vứt đồ bừa bãi.
Hình 3:
Em không đồng tình với việc làm của Hoa. Vì bạn ấy chưa biết cách bảo quản đồ chơi mà rất hay làm hỏng nó. Mỗi khi chơi xong, Hoa cần cất đồ chơi gọn gàng vào tủ, giữ gìn đồ chơi cẩn thận để tránh làm rách hay hư hỏng đồ chơi. Nếu Hoa tiếp tục duy trì thói quen xấu này thì bản thân sẽ trở nên cẩu thả, thiếu trách nhiệm với đồ dùng cá nhân.
Bài 2
Đưa ra lời khuyên cho bạn
Lan thường vo tròn khăn mỗi khi rửa mặt xong.
Tuấn xé vở để gấp máy bay.
Mạnh hay làm rơi bút và thước.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Sau khi rửa mặt xong nên giặt sạch khăn, vắt khô, phơi trên móc và phơi ở trên dưới ánh nắng mặt trời. Làm như vậy thì khăn sẽ luôn sạch sẽ thơm tho và không bị ẩm mốc, đảm bảo được sức khỏe cho làn da của Lan
Hình 2:
Sách vở là đồ dùng học tập của bản thân nên cần được bảo quản, giữ gìn. Bạn Tuấn không nên xé sách vở vì như vậy sẽ nhanh làm hỏng sách vở, thay vào đó bạn nên giữ sách vở sạch đẹp.
Hình 3:
Mạnh nên để nên để đồ dùng học tập ngay ngắn, đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng để tránh bị rơi. Nên kiểm tra thường xuyên đồ dùng học tập tránh việc thất lạc đồ dùng học tập.
Chủ đề. THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN
Chủ đề 1. Rộn ràng ngày mới
Bài tập cuối tuần 26
Chủ đề 3. Cộng đồng địa phương
Văn miêu tả