Câu hỏi 1
Nội dung câu hỏi:
Quyển từ điển tiếng Việt được dùng để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Dùng để tra nghĩa của các từ tiếng Việt.
b) Dùng để tra nghĩa của các từ tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác.
c) Dùng để tìm hiểu kiến thức của các môn học.
d) Dùng để làm quà tặng sinh nhật.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài đọc để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
a) Dùng để tra nghĩa của các từ tiếng Việt.
Câu hỏi 2
Nội dung câu hỏi:
Đọc Quy ước trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập hai (trang 8) và cho biết: Các từ trong quyển từ điển được sắp xếp theo thứ tự nào? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:
Ý | ĐÚNG | SAI |
a) Các mục từ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái mở đầu từ. |
|
|
b) Các mục từ được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo quy định nào. |
|
|
c) Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng). |
|
|
d) Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu hỏi, dấu sắc, dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng). |
|
|
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài đọc để đánh dấu vào ô phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Ý | ĐÚNG | SAI |
a) Các mục từ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái mở đầu từ. | √ |
|
b) Các mục từ được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo quy định nào. |
| √ |
c) Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng). | √ |
|
d) Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu hỏi, dấu sắc, dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng). |
| √ |
Câu hỏi 3
Nội dung câu hỏi:
Tìm các từ sau trong từ điển: ai, bù đắp, bám, nơ, nghịch, ngoan, nhận biết.
Phương pháp giải:
Tìm trong từ điển để điền thông tin.
Lời giải chi tiết:
Từ | Chữ cái mở đầu từ | Dòng | Cột | Trang |
M: bà | B |
|
|
|
Ai | A |
|
|
|
Bù đắp | B |
|
|
|
Bám | B |
|
|
|
Nơ | N |
|
|
|
Ngịch | N |
|
|
|
Ngoan | N |
|
|
|
Nhận biết | N |
|
|
|
Câu hỏi 4
Nội dung câu hỏi:
Viết vào chỗ trống nghĩa của một trong những từ em vừa tìm được ở bài tập 3.
ai:
bù đắp:
bám:
nơ:
nghịch:
ngoan:
nhận biết:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại các từ ở bài 3 để viết vào chỗ trống nghĩa của nó.
Lời giải chi tiết:
ai: từ dùng nói về người nào đó, không rõ (thường dùng để hỏi)
bù đắp: bù vào để làm giảm bớt đi phần nào những mất mát, thiếu thốn (thường là về mặt tinh thần, tình cảm)
bám: tự giữ chặt vào hoặc dính chặt vào cho không rời ra khỏi
nơ: vật trang điểm thường tết bằng vải, lụa, để cài vào tóc, vào áo, v.v.
nghịch: (trẻ con) chơi đùa những trò không nên hoặc không được phép vì có thể gây hại: cái gây tổn thất, tổn thương
ngoan: dễ bảo, biết nghe lời (thường nói về trẻ em)
nhận biết: nhận ra mà biết, mà hiểu được
Chủ đề 3. Phân số - Các phép tính với phân số
Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Bài 2. Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo tập 1
SGK Tiếng Việt Lớp 4
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4