Dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương để tìm hiểu một số nét văn hoá của địa phương:
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
- Mô tả khái quát một số đặc điểm văn hoá: ẩm thực, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội.
2. Phương pháp giải
Dựa vào liên hệ sưu tầm sách, báo địa phương.
3. Lời giải chi tiết
Địa phương: Hà Nội
* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:
- Ẩm thực:
+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.
+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....
+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
- Tìm hiểu một món ăn (tên, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận); lễ hội (tên, thời gian, địa điểm, các hoạt động chính, ý nghĩa và chia sẻ cảm nhận),...
2. Phương pháp giải
Dựa vào liên hệ sưu tầm sách, báo địa phương.
3. Lời giải chi tiết
- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)
+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.
+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…
- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):
+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.
+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...
+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Chủ đề 1. Biết ơn người lao động
Chủ đề: Yêu lao động
Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động
Stop and Check 2A
SGK Lịch sử và Địa lí Lớp 4
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Cánh Diều
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Cánh Diều
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Vở bài tập Lịch sử Lớp 4
Vở bài tập Địa lí Lớp 4