Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy chỉ ra quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả ở trường hợp 4, 5, 6.
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Trường hợp 4:
- Quyền nhân thân của nhạc sĩ Q:
+ Đặt tên cho các bài hát mà ông sáng tác.
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên bài hát; được nêu tên thật hoặc bút danh khi bài hát được công bố, sử dụng.
+ Cho phép các ca sĩ biểu diễn bài hát tại các dân khấu ca nhạc hoặc trên sóng phát thanh, truyền hình.
- Quyền tài sản của nhạc sĩ Q:
+ Làm tác phẩm phái sinh.
+ Biểu diễn bài hát trước công chúng
+ Truyền đạt bài hát đến công chúng bằng các phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử,…
Trường hợp 5:
- Quyền nhân thân của kĩ sư K:
+ Đặt tên cho loại máy móc mà ông chế tạo ra.
+ Công bố loại máy gặp đập do mình sáng chế ra.
+ Đứng tên trên bằng bảo hộ sáng chế đối với loại máy gặt đập này.
+ Được ghi tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế loại máy gặt đập.
- Quyền tài sản của kĩ sư K:
+ Sao chép, nhân bản loại máy gặt đập do mình sáng chế ra.
+ Phân phối bản gốc hoặc bản sao của chiếc máy gặt đập cho các cơ sở, đại lý buôn bán máy móc nông nghiệp hoặc tới các hộ gia đình/ cá nhân bà con nông dân.
+ Giới thiệu, truyền đạt về loại máy gặt đập này thông qua các phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào khác.
Trường hợp 6:
- Quyền nhân thân của kĩ sư C:
+ Đặt tên cho giống lúa mà ông nghiên cứu, lai tạo ra.
+ Công bố giống lúa mà ông nghiên cứu, lai tạo ra.
+ Đứng tên trên bằng bảo hộ sáng chế đối với giống lúa này.
- Quyền tài sản của kĩ sư C:
+ Nhân giống giống lúa do mình nghiên cứu, lai tạo ra.
+ Phân phối giống lúa đó tới các cơ sở, đại lý buôn bán hạt giống hoặc tới các các hộ gia đình/ cá nhân bà con nông dân.
+ Giới thiệu, truyền đạt về giống lúa này thông qua các phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào khác.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Việc phô tô giáo trình mà không xin phép Trường Đại học B của cửa hàng phô tô K sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Cửa hàng phô tô K có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi phô tô giáo trình mà không xin phép Trường Đại học B.
- Vì: hành vi này của cửa hàng phô tô K là hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm (được quy định tại khoản 1 điều 18 Luật sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung năm 2022).
Lời giải ý 3
1. Nội dung câu hỏi
Việc làm nhái mẫu mã giày của xưởng đóng giày X sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Xưởng đóng giày X có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm nhái mẫu giày của xưởng đóng giày E.
- Vì: hành vi này của xưởng đống giày X đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp (được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).
CHƯƠNG IV. SINH SẢN - SINH HỌC 11 NÂNG CAO
A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Unit 7: Education for school-leavers
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Chuyên đề 1. Trường hấp dẫn
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều