1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.5-8).
3. Lời giải chi tiết
- Chiều dài và diện tích lưu vực:
+ Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua 6 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam. Đây là một trong những con sông lớn của thế giới với chiều dài 4900 km.
+ Lưu vực sông Mê Công rộng khoảng 795.000 Km2. Trong đó:
+ Thượng nguồn nằm ở Trung Quốc và Mi-an-ma.
+ Hạ nguồn nằm ở: lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Nguồn nước của sông Mê Công dồi dào, tổng lượng dòng chảy hằng năm đạt khoảng 475 tỉ m3, đồng thời kết hợp với đặc điểm địa hình đa dạng, tạo thuận lợi phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải.
+ Phù sa trong nước sông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng đồng bằng ở hạ lưu sông.
+ Lưu vực của sông có sự đa dạng, sinh học cao. Trong lưu vực sông, phát triển rừng lá rậm nhiệt đới thường xanh, rừng cây rụng lá theo mùa, rừng đước,... Rừng là môi trường sống cho các loài động vật, thực vật cung cấp thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng và là không gian sinh kế của người dân địa phương.
+ Lưu vực sông Mê Công còn có các tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản,... phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Dân cư và xã hội:
+ Lưu vực sông Mê Công có hơn 65 triệu người. Một số khu vực với địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc định cư.
+ Lưu vực sông Mê Công cũng là nơi sinh sống của hơn 100 dân tộc. Các dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời, đa dạng về văn hoá.
=> Tác động: thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề khó khăn trong hợp tác bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của lưu vực sông.
- Các hoạt động kinh tế: khá đa dạng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Trong nông nghiệp: Người dân ở lưu vực sông Mê Công đã canh tác lúa từ lâu đời. Lượng nước phục vụ cho tưới tiêu khoảng 22 tỉ m3/ năm. Thái Lan và Việt Nam là các quốc gia dẫn đầu về sản xuất về sản xuất lúa gạo.
+ Trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: Lưu vực của sông Mê Công là môi trường thuận lợi cho người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hoạt động đánh bắt thủy sản, góp phần tạo nguồn thu nhập cho người dân, song cũng đặt ra vấn đề suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường trong nước.
+ Trong khai thác thủy điện: Các nhà máy thuỷ điện cũng góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ, giảm lũ lụt, hạn hán…Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy thủy điện đã dẫn đến các hệ luỵ như: giảm lượng nước, suy giảm nguồn lợi thủy sản, giảm lượng phù sa trong nước sông.
+ Trong khai thác giao thông vận tải: hầu như toàn bộ dòng chính của sông Mê Công đều có thể đi lại bằng đường thủy. Điều này góp phần đa dạng các loại hình giao thông vận tải phục vụ kinh tế của địa phương trong lĩnh vực sông.
+ Trong khai thác du lịch: nhờ có tài nguyên du lịch hấp dẫn, sự gia tăng các hoạt đọng thương mại và sự cải thiện hệ thông giao thông nên hoạt động du lịch trong khu vực sông ngày càng phát triển.
Unit 1: Health and Healthy lifestyle
Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Tập bản đồ Địa lí 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức tập 2
Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam
Unit 8: Conservation
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11