Trường hợp 1:
Anh T muốn xin vào làm việc tại Công ty Y. Công ty đã đồng ý nhận anh T nhưng yêu cầu anh phải đặt cọc 3 triệu đồng để đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động, số tiền này sẽ được hoàn trả nếu anh nghỉ việc.
Trường hợp 2:
Bà A mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bà có thuê chị B làm thu ngân và quản lí cửa hàng. Khi kí hợp đồng lao động, bà A đã giữ bản chính các văn bằng, chứng chỉ của chị B.
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật lao động không và giải thích lí do.
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Trường hợp 1:
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động không được phép yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
+ Áp dụng điều luật đó vào trường hợp 1, có thể thấy: việc Công ty Y yêu cầu anh T đặt cọc 3 triệu đồng để đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động là trái với quy định của pháp luật lao.
- Trường hợp 2:
+ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động không được phép giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
+ Áp dụng điều luật đó vào trường hợp 2, có thể thấy: việc bà A giữ bản chính các văn bằng, chứng chỉ của chị B là trái với quy định của pháp luật lao.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Nêu một số hành vi khác bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động mà em biết.
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Một số hành vi khác bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Unit 1: A long and healthy life
Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Unit 5: Cities and education in the future
Chủ đề 5. Một số cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều