Em hãy đọc thông tin, tình huống, trường hợp và trả lời câu hỏi:
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Trong tình huống trên, theo em, quan điểm của chị A có đúng không?
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin, tình huống, trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.
Theo quy định, thì bà N, 3 người con là A, B, T đều là người có quyền thừa kế. Tài sản của ông L sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà N và 3 người con. Phần tài sản đó sẽ chưa thành 4 phần bằng nhau cho cả 4 người. Như vậy, quan điểm của chị A là đúng.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp trên.
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin, tình huống, trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tại Điều 66 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Theo đó, tài sản của ông X nếu là tài sản chung của ông bà thì sẽ do bà quản lý tài sản chung đó.
Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định trên, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ ông X; các con đẻ của ông( C). G thuộc hàng thừa kế thứ hai, và do hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn những người thừa kế còn sống nên G không thuộc trường hơp được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế của người chết.
Ngoài ra, Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: "Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
Theo quy định này, cháu sẽ được hưởng một phần di sản từ di sản của ông X để lại khi mẹ của người cháu đó chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, như vậy, nếu bà C chết sau thời điểm ông X chết thì G sẽ không được hưởng phần di sản mà mẹ G được hưởng nếu còn sống. Do đó, trong trường hợp của G, bà C mất sau khi ông X mất nên G không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định về thừa kế thế vị.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về thừa kế thế vị thông qua trường hợp trên.
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin, tình huống, trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Chương 4. Sinh sản ở sinh vật
Unit 2: Leisure time
Unit 6: On the go
Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 11 tập 1
PHẦN BA. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều