Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc trường hợp 3 và 4 để phân tích các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân trong trường hợp đó. Giải thích vì sao.
3. Lời giải chi tiết
- Trường hợp 3, M đã vi phạm, còn A đã thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, vu khống A lên mạng xã hội của M là trái quy định của pháp luật và sẽ khiến người khác hiểu nhầm, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với A. Do đó, A có quyền yêu cầu M gỡ bỏ và trình báo cơ quan chức năng để được hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Trường hợp 4, các chiến sĩ công an quận K đã thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Việc can thiệp, khống chế, bắt giữ đối tượng có biểu hiện sử dụng chất kích thích đang cầm hung khí đe dọa, tấn công người dân đi đường đã ngăn chặn những hành vi trái pháp luật của đối tượng này, bảo vệ sự an toàn cho những người dân xung quanh.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào?
2. Phương pháp giải
Nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân và ý nghĩa của các quy định đó.
3. Lời giải chi tiết
- Pháp luật quy định: Mọi công dân Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác,... xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tự tiện bắt, giam, giữ người trái pháp luật là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và sẽ bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
- Các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đã xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, thể hiện trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước với mỗi công dân. Các quy định này cũng là cơ sở pháp lí để ngăn chặn những hành vi xâm phạm trái phép đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân, đảm bảo cho công dân có điều kiện an toàn để tồn tại và phát triển.
Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11
Unit 1: A long and healthy life
Chương 3. Đại cương hóa học hữu cơ
CHƯƠNG 4. SINH SẢN
Chủ đề 3. Điện trường
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều