Em hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Em nhận xét như thế nào về những chi phí mà Xí nghiệp X chi trả cho chị V? Những chi phí đó được lấy từ nguồn kinh phí nào? Vì sao chị V lại được xí nghiệp hỗ trợ hưởng toàn bộ chi phí trong thời gian điều trị bệnh?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị bệnh nghề nghiệp.
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:
+ Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người tham gia BHYT;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người không tham gia BHYT.
Kết quả khám bệnh của chị V cho thấy, chị V bị bệnh nghề nghiệp tỉ lệ tổn thương 5%. Chị V lại có bảo hiểm y tế nên chi phí xí nghiệp X hỗ trợ chị là đúng quy định. Những chi phí đó được lấy từ bảo hiểm xã hội.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Trong trường hợp 2, anh B có bị mất quyền lợi từ bảo hiểm không?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Trong trường hợp 2, anh B không bị mất quyền lợi từ bảo hiểm.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Theo em, bạn H có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Vì sao? Hãy kể tên các loại hình bảo hiểm xã hội mà em biết.
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được giao kết hợp đồng lao động khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó. Trường hợp này được gọi là lao động chưa thành niên.
Và tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
....
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời gian là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Hợp đồng 12 tháng của bạn là hợp đồng lao động xác định thời hạn, cho nên bạn cũng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đồng thời luật này cũng không quy định độ tuổi tham gia bảo hiểm bắt buộc, chỉ cần đáp ứng điều kiện nêu trên thì sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội.
=> Trường hợp bạn H chưa đủ 18 tuổi (đã đủ 17 tuổi) nhưng đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn rồi thì sẽ được đóng bảo hiểm xã hội.
- Có 2 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Unit 4: Home
Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc Đông Nam Á
Chủ đề 3: Kĩ thuật nhảy ném rổ và chiến thuật tấn công trong bóng rổ
Chuyên đề 1. Phép biến hình phẳng
Chủ đề 3: Phối hợp động tác giả dẫn bóng và ném rổ
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều